Đảm bảo an sinh xã hội: Gốc rễ vẫn là bài toán việc làm
Đại biểu kiến nghị dành chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Rất cần tập trung đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân |
Ngày 7/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã tiến hành thảo luận trực tuyến Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phân tích, Covid-19 đã và đang tạo ra khoảng cách xã hội ngày càng lớn khi làm giảm thu nhập và phân phối lại thu nhập.
Thực tiễn này làm cho người lao động ở khu vực phi chính thức và các nhóm yếu thế ngày càng yếu thế hơn. Chính vì vậy, trong số 5 trụ cột của khung chính sách để ứng phó với Covid-19 do Liên Hợp quốc ban hành năm 2020 có đến 2 trụ cột liên quan đến khu vực phi chính thức và nhóm yếu thế.
Ở nước ta, nhóm yếu thế như người nghèo, lao động tự do, xe ôm, bán hàng rong, kinh doanh cá thể, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ là những người phần lớn làm trong khu vực phi chính thức, mưu sinh từ thu nhập bằng lao động hằng ngày, nay thu nhập của họ lại bị giảm, bị mất. Bản thân họ và gia đình ít được bảo đảm hỗ trợ bằng an sinh xã hội, họ cần phải được đặc biệt quan tâm trong đại dịch cũng như trong các quyết sách hậu đại dịch.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động di cư về quê (Ảnh: VPQH) |
“Tôi thống nhất cao với mục tiêu thứ ba trong tờ trình về bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động. Để đạt được mục tiêu này, chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội nêu 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với nguồn lực là 53,15 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh một số giải pháp như hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đầu tư cho các cơ sở xã hội thì phần lớn các giải pháp cụ thể còn lại đều tập trung vào khu vực chính thức dành cho những đối tượng có quan hệ lao động là chủ yếu”, đại biểu nói.
Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, nội dung thứ 9 của Phụ lục 1 về khung nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội mới chỉ nêu việc nghiên cứu, hỗ trợ người dân, người lao động gặp khó khăn do tác động của đại dịch, mà chưa đưa ra được chính sách với đối tượng, mức và hình thức hỗ trợ cụ thể.
Trong khi các giải pháp tài khóa tiền tệ chỉ tập trung thực hiện trong 2 năm thì khu vực phi chính thức và nhóm yếu thế sẽ khó có thể nhận được hỗ trợ kịp thời. Với nguồn lực và thời gian có hạn, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị bổ sung cụ thể hơn các chính sách cho khu vực phi chính thức, nhất là nhóm yếu thế, trong đó có chính sách trợ cấp bằng tiền mặt.
Đồng thời, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển việc làm công, nhằm giải quyết lượng lao động thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động di cư về quê theo quy định của Luật Việc làm năm 2013.
Đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh) bày tỏ sự đồng tình với sự cần thiết phải ban hành chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội với những nội dung nằm ngoài khuôn khổ của khung kế hoạch 5 năm 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua, nhằm tiếp tục tìm kiếm không gian, dư địa mới để đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát triển kinh tế.
Toàn cảnh phiên thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Nhà Quốc hội. (Ảnh: VPQH) |
Đại biểu đề nghị cần lựa chọn đúng và trúng đối tượng trong giai đoạn phục hồi, đặc biệt những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hạt nhân từ các chuỗi cung ứng, tạo điều kiện để tăng cầu lao động, hỗ trợ an sinh xã hội thông qua doanh nghiệp, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động.
“Việc hỗ trợ nhà trọ, tiền sinh hoạt hàng tháng cho người lao động bị thất nghiệp chỉ là giải pháp tình thế, gốc rễ vẫn là bài toán việc làm, nuôi dưỡng doanh nghiệp chính là chìa khóa để giải quyết bài toán an sinh xã hội trong thời điểm này”, đại biểu Nguyễn Như So nói.
Chính sách hỗ trợ tiền tệ thực hiện cho người lao động thông qua doanh nghiệp thuộc các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất là rất đúng và cần thiết là ý kiến của đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum).
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, chính sách này cần bao phủ thêm đối với những người lao động phi chính thức, lao động tự do. Vì họ có thu nhập thấp, ít có cơ hội tiếp cận với các cơ hội phát triển kỹ năng nghề và họ luôn phải đối mặt với nguy cơ trở thành tầng lớp lao động nghèo, chịu tác động trước nhất và nặng nề nhất bởi đại dịch…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31