“Đánh thức” tiềm năng du lịch tại các làng cổ

(LĐTĐ) Trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là các khu vực ngoại thành hiện có nhiều làng cổ sở hữu các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc lâu đời, có giá trị tiềm năng phát triển du lịch. Trong bối cảnh dịch Covid-19, để “đánh thức” tiềm năng du lịch, bên cạnh việc khắc phục những hạn chế nội tại, các làng cổ cần tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tạo điểm đến an toàn và xây dựng kế hoạch, kịch bản trong mọi tình huống, thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch.
Phát triển nền du lịch xanh, gắn kết di sản ở Thủ đô Gia tài làng cổ

Nhiều tiềm năng hút khách

Hà Nội còn nhiều làng cổ ở các khu vực ngoại thành. Điển hình như làng cổ Cự Đà (Thanh Oai) nổi danh với nghề làm tương, làm miến lâu đời, những công trình kiến trúc kiểu Pháp cùng phong cách sinh hoạt, quản lý hành chính theo “lối” phố đầu tiên và duy nhất trên cả nước. Nổi danh không kém và cũng là điểm đến thường xuyên của không ít du khách đam mê “phượt” làng còn phải kể đến làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây).

“Đánh thức” tiềm năng du lịch tại các làng cổ
Những ngôi làng cổ ở ngoại thành Hà Nội hiện còn lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa. Ảnh: Giang Nam

Làng cổ Đường Lâm hội tụ đầy đủ các yếu tố hấp dẫn để níu chân du khách khi tại đây có 21 di tích lịch sử, văn hoá gắn liền với các danh nhân, anh hùng dân tộc. Trong làng, còn rất nhiều ngôi nhà cổ được làm bằng đá ong độc đáo, có tuổi đời trên 100 năm. Đáng chú ý, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nơi đây vẫn giữ được những phong tục, tập quán, tín ngưỡng của một làng quê nông thôn với cây đa, bến nước, sân đình… là địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách tới tham quan, tìm hiểu.

Ngoài Cự Đà và Đường Lâm, quanh Hà Nội còn có thể kể đến các làng cổ khác như Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm), làng Bát Tràng (Gia Lâm), làng Cổ Loa (Đông Anh), làng Cựu (Phú Xuyên), làng Yên Trường (Chương Mỹ)... Tại những địa điểm này, bên cạnh điểm chung là còn lưu giữ được ít nhiều giá trị tiêu biểu về mặt cấu trúc quy hoạch không gian, cảnh quan, công trình kiến trúc độc đáo thì những làng cổ còn mang vốn văn hóa phi vật thể phong phú. Điều này thể hiện ở các điểm như: Lối sống cộng đồng, quan hệ dòng họ, hoạt động lễ hội, truyền thuyết, văn hóa ẩm thực...

Ví dụ, tại làng cổ Đông Ngạc từ bao đời nay luôn nổi tiếng với truyền thống khoa bảng vào hạng nhất nhì của kinh thành Thăng Long. Các dòng họ trong làng, dòng họ nào cũng có người đỗ Tiến sĩ, ít nhất là một người. Người làng ca ngợi cụ Phan Phu Tiên là người khai khoa, đồng thời lại là Lưỡng triều Tiến sĩ tức là Tiến sĩ của hai Triều là triều Trần và triều hậu Lê. Song về sau nổi lên tên tuổi nhiều gương hiếu học, điển hình là cụ Phạm Quang Trạch.

Có thuyết kể rằng, cụ Trạch chăm học đến mức nhà có vườn cau, cụ ra ngoài vườn đọc sách, cứ đi vòng quanh các cây cau đọc sách mà tất cả các thân cây cau nhẵn bóng do cụ vịn tay vào nhiều quá, ma sát mòn cây. Dẫn như vậy để thấy, nếu khéo léo kết hợp giữa những giá trị hiện tại với những câu chuyện văn hóa, lịch sử… hoàn toàn có thể tạo điểm nhấn tại các điểm du lịch, phục vụ du khách.

Những câu chuyện văn hóa có thể sử dụng để hỗ trợ du lịch như Đông Ngạc vẫn còn nhiều và có nhiều tại các làng cổ. Với những tiềm năng này, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng hoàn toàn có thể xây dựng và phát triển được các tour du lịch làng cổ. Các tour du lịch làng cổ hoàn toàn có thể có kết nối với nhau để tạo nên một tuyến du lịch hoàn chỉnh, từ đó trở thành những điểm đến lý tưởng cho chính những người Hà Nội và xa hơn là khách du lịch trong nước, quốc tế.

Thích ứng linh hoạt, an toàn

Thực tế, trải qua thăng trầm lịch sử, các làng cổ cũng không tránh khỏi những thách thức, khó khăn trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị. Chẳng hạn, ở làng cổ Cự Đà, dễ nhận thấy nhất hiện nay là tình trạng những ngôi nhà cổ ở Cự Đà đang xuống cấp trầm trọng; nhiều nhà có tuổi đời hàng trăm năm tuổi cũng bị thay thế bởi các công trình cao tầng hiện đại; những lối gạch nghiêng lép vế trước phong trào bê tông hóa đường làng; không gian sinh sống chật chội, nhiều bất tiện...

Bên cạnh những thách thức kể trên, các làng cổ cũng phải đối mặt với câu chuyện phát huy giá trị không thể tách rời với việc bảo đảm lợi ích người dân sinh sống trong đó. Đường Lâm là ví dụ. Trước đây, Đường Lâm phải đối mặt và giải quyết câu chuyện này với muôn vàn bức xúc phát sinh. Tuy nhiên, Sơn Tây đã đặt mục tiêu phát triển du lịch ở Đường Lâm là để mỗi người dân vừa được hưởng lợi từ du lịch, vừa tiếp tục gắn bó với nông nghiệp và ý thức hơn trong việc giữ gìn di sản làng cổ.

Nhờ vậy, những mâu thuẫn trong phát triển và bảo tồn làng cổ dần được xóa mờ. Không ít hộ gia đình đã ý thức hơn việc giữ gìn ngôi nhà cổ để thu hút du khách. Ngoài việc kinh doanh dịch vụ homestay, nhiều hộ dân ở Đường Lâm đã biết kết hợp gìn giữ, phát triển nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch tại các làng cổ
Mô hình du lịch trải nghiệm tại làng cổ ở Đường Lâm. Ảnh: Giang Nam

Hiện tại, dịch Covid-19 khiến khách du lịch đến với làng cổ ở Đường Lâm giảm nhiều, nhưng cũng là “phép thử” để du lịch làng cổ chuyển mình thay đổi, tạo nét mới cho một số điểm đến nhằm hấp dẫn khách nội địa hơn. Để thích ứng, thị xã Sơn Tây đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tạo điểm đến an toàn và xây dựng kế hoạch, kịch bản trong mọi tình huống, thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch Covid-19.

Việc tuyên truyền còn được Sơn Tây thực hiện thông qua việc giới thiệu, quảng bá về di tích lịch sử văn hóa trên Cổng Thông tin điện tử của thị xã, trên các cơ quan thông tin đại chúng và website du lịch Sơn Tây (dulichsontay.com), Website Làng cổ Đường Lâm (duonglamvillage.com), fanpage “Diễn đàn thị xã Sơn Tây”. Qua đó, giúp du khách hiểu rõ hơn về văn hóa và con người Sơn Tây.

Mặt khác, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 thường xuyên được Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm áp dụng ngay tại khu vực cổng làng như: Trang bị máy đo thân nhiệt, khẩu trang, nước sát khuẩn; niêm yết mã QR Code cũng như bố trí bàn khai báo y tế phục vụ người dân và du khách; tăng cường công tác tuyên truyền, yêu cầu các đoàn khách tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K, giữ khoảng cách an toàn tại các khu vực trong di tích.

Trở lại câu chuyện “đánh thức” tiềm năng du lịch tại các làng cổ ngoại thành Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, để trở thành điểm đến thu hút du khách hay trở thành một tour du lịch hoàn chỉnh, các địa phương nơi có các làng cổ cần có sự kết nối thường xuyên với doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt, phải sớm khắc phục những hạn chế như công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch còn manh mún, thiếu chuyên nghiệp, quà lưu niệm còn nghèo nàn, chưa có sản phẩm đặc trưng của địa phương./.

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND (ngày 10/2/2022) về phục hồi, phát triển hoạt động du lịch Thủ đô Hà Nội thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 năm 2022-2023. Theo đó, kịch bản và lộ trình mở cửa, phục hồi du lịch Hà Nội có 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (quý I và II/2022): Tổ chức các hoạt động đón và phục vụ khách du lịch tại các tỉnh, thành phố trong cả nước gắn với quy trình kiểm soát phòng, chống dịch an toàn.

Giai đoạn 2 (từ quý III/2022): Dự kiến khôi phục tất cả hoạt động và sản phẩm du lịch trên địa bàn Thành phố; triển khai kế hoạch đón khách du lịch quốc tế theo lộ trình mở cửa đón khách du lịch quốc tế của Chính phủ. Với lộ trình này, Hà Nội kỳ vọng sẽ mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch trong năm 2022.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động