Đổi thay trên quê hương Xuân Lộc, Đồng Nai
Về Tân Triều hôm nay Đồng Nai: Triệt phá băng cướp manh động dùng súng khống chế người đi đường Tăng cường thu hồi nợ BHXH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai |
Nhiều cách làm hay
Về huyện Xuân Lộc những ngày cuối năm 2022, ai cũng phải ngạc nhiên, trầm trồ về sự đổi thay nơi đây, cảnh tượng khác xa gần chục năm về trước. Bên cạnh các trục đường chính nối huyện Xuân Lộc với địa bàn các huyện xung quanh, nhiều tuyến đường nông thôn nơi đây được đầu tư xây dựng bài bản, đẩy đủ hệ thống cấp thoát nước, nhiều trường học mới khang trang, nhiều bệnh viện được đầu tư khá hiện đại.
Tại xã Xuân Bắc, các tuyến đường giao thông đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, hai bên đường là những vườn cây ăn trái sum suê hoặc những diện tích đất lớn trồng nhiều loại cây nông nghiệp đang hứa hẹn những vụ thu hoạch được mùa.
Bên lề đường được trồng nhiều loại cây xanh hoặc các loại hoa đủ màu sắc, khiến cảnh trí trong lành, sạch đẹp, thanh bình. Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) xã Xuân Bắc, hiện 100% ấp văn hóa và hơn 90% hộ gia đình có khuôn viên nhà ở đạt tiêu chí xanh, sạch, đẹp.
Người nông dân huyện Xuân Lộc thu hoạch mướp đắng (khổ qua). |
Vẻ thanh bình bởi những hàng cây, cánh đồng trù phú, đường sá khang trang không thua kém tại xã Xuân Phú. Nơi đây còn được biết đến với mô hình kinh tế nông nghiệp tiêu biểu như trang trại nuôi chim trĩ của gia đình ông Trần Tuấn Khanh, cung cấp một số lượng lợn sản phẩm từ chim trĩ trên địa bàn huyện, tỉnh Đồng Nai và cả thành phố Hồ Chí Minh.
Theo chủ trang trại, trải qua nhiều gian nan để phát triển, hiện sản phẩm thịt chim trĩ tại đây đã được ghi nhận như một thương hiệu lớn trong vùng, được chứng nhận đạt chuẩn OCOP, tiếp cận phân phối với các kênh siêu thị lớn. Hiện ông Trần Tuấn Khanh đang thực hiện mở rộng liên kết, xây dựng các chuỗi sản xuất đến tiêu thụ khép kín từ cung cấp con giống, thức ăn đến hướng dẫn kỹ thuật nuôi và được bao tiêu sản phẩm, tạo công ăn việc làm và cơ hội làm giàu cho nhiều hộ dân, cơ sở hợp tác kinh doanh.
Thanh long cũng là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Xuân Lộc. |
Rời xã Xuân Phú, chúng tôi đến xã Xuân Định, nơi có khoảng 9.000 dân. Tại đây ấp Bảo Thị và ấp Nông Doanh đã hoàn thành 7/7 tiêu chí và 15/15 chỉ tiêu trong bộ tiêu chí Khu dân cư kiểu mẫu; có vùng chuyên canh cây ăn trái nức tiếng với gần 450ha sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đại diện UBND xã Xuân Định cho hay, hiện có nhiều doanh nghiệp, nhà vườn tại đây đang ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm trong việc làm vườn, nhờ đó giảm chi phí công lao động và tiết kiệm được lượng nước tưới, tăng năng suất cây trồng. Đặc biệt, có doanh nghiệp đã chi hàng chục tỷ đồng đầu tư dây chuyền làm sầu riêng đông lạnh xuất khẩu, chế biến từ 15 - 20 tấn sầu riêng/ngày, để xuất khẩu thị trường nước ngoài.
“Việc đẩy mạnh chương trình nông thôn mới đã giúp đường sá tại địa phương gần như hoàn toàn được nhựa hóa, bê tông hóa. Đèn đường được lắp đặt, không gian giao thông được trồng hoa, cây cảnh nên luôn sang, xanh sạch đẹp. Bên cạnh đó, nhiều mô hình sản xuất hàng hóa được nhân rộng, hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhờ đó đem lại thu nhập bình quân của người dân đạt gần 70 triệu đồng/người/năm”, đại diện UBND xã Xuân Định chia sẻ.
Sớm hoàn thành tiêu chí NTM nâng cao
Huyện Xuân Lộc được tách thành 2 đơn vị hành chính cấp huyện là huyện Xuân Lộc và Thị xã Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai. Thời điểm đó, kinh tế huyện Xuân Lộc chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với hơn 20% dân số thuộc diện đói nghèo. Xuất phát điểm từ một huyện thuần nông, Đảng bộ và nhân dân Xuân Lộc luôn xác định phải lấy nông nghiệp làm nền tảng. Cũng chính từ đây, huyện Xuân Lộc đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng, nhất là nâng cao thu nhập cho người dân.
Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh chủ lực của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. |
Nếu như trong chiến tranh, địa danh Xuân Lộc được cả nước biết đến như là “vùng đất lửa” thì hiện nay Xuân Lộc là địa phương đi đầu trong xây dựng NTM. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn Xuân Lộc đã hình thành được nhiều vùng sản xuất lớn, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Toàn huyện có 590 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt từ 300 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/ha/năm, 51 sản phẩm được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Trong 5 năm qua (2018 – 2022) giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 46.500 tỷ đồng, tăng bình quân 10,48%/năm. Các giống cây trồng chủ lực gồm xoài, bắp, lúa, tiêu, rau năm; chăn nuôi phát triển các loại heo, gà, dê, cút, bò và sản phâm lâm nghiệp đặc trung là keo, cao su.
Người dân Xuân Lộc thu hoạch lúa. |
Trao đổi với Phóng viên Bao Lao động Thủ đô, ông Cao Tiến Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Nai cho biết, vào năm 2014 Xuân Lộc là huyện đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn NTM. Không bằng lòng với những thành quả đã đạt được, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai đang thực hiện Đề án xây dựng huyện Xuân Lộc đạt NTM kiểu mẫu đầu tiên khu vực phía Nam, cùng thi đua với một số huyện của các tỉnh phía Bắc đang triển khai thực hiện.
“Huyện Xuân Lộc đang vừa thực hiện Đề án phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững giai đoạn 2018 – 2025, đồng thời vừa nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai điều chỉnh đề án đảm bảo theo Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021 -2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương”, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai chia sẻ thêm.
Huyện Xuân Lộc có 15 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Gia Ray và 14 xã: Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hiệp, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Suối Cao, Suối Cát, Bảo Hòa và Lang Minh. Về phát triển NTM, đại diện UBND huyện Xuân Lộc cho hay, hiện huyện có 10/14 xã đạt NTM nâng cao, 3/14 xã hoàn thành NTM kiểu mẫu và đang phấn đấu đến cuối năm 2022 có thêm 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã đạt NTM kiểu mẫu. Huyện Xuân Lộc đề ra mục tiêu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, hơn 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, thu nhập bình quân của người dân đạt 83 triệu đồng/người/năm.
Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng Xuân Lộc trở thành huyện NTM kiểu mẫu vào năm 2025. Trong đó, 1 trong 3 khâu đột phá được huyện Xuân Lộc xác định là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất cho đến tiêu thụ, phát triển công nghiệp bảo quản và chế biến sâu, chú trọng xây dựng thương hiệu hàng hóa và du lịch sinh thái vườn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03