Giữ vững chuỗi cung ứng nhằm giảm áp lực lạm phát

(LĐTĐ) Năm 2022, cả nước sẽ phải đối mặt với áp lực lạm phát rất lớn với các yếu tố tác động chính như tổng cầu tăng đột biến, đứt gãy chuỗi cung ứng. Theo đó, muốn kiềm chế lạm phát, cần phải kiểm soát nguồn cung ứng sản phẩm ra thị trường, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng giữa các địa phương, và tuyệt đối không để đứt gãy cung ứng giữa thế giới với Việt Nam.
Giá cả tăng cao, người dân lo sợ nguy cơ lạm phát Cần thận trọng với kịch bản lạm phát năm 2022

Chia sẻ tại Diễn đàn trực tuyến "Kiểm soát lạm phát - Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế”, ông Nguyễn Xuân Định - Phó trưởng Phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, dù kết quả điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 đã đạt dược mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đề ra nhưng với những nguy cơ và yếu tố tác động đến lạm phát, Bộ Tài chính không thể chủ quan trước diễn biến của năm 2022, nhất là khi từ đầu năm đến nay có những yếu tố gần như không thể lường trước được.

Giữ vững chuỗi cung ứng nhằm giảm áp lực lạm phát
Thiếu hụt nguồn cung là một trong số nguyên nhân chính với nguy cơ lạm phát.

Ông Nguyễn Xuân Định lấy ví dụ như xung đột giữa Nga và Ukraine, hay như giá xăng dầu là không thể đoán định được. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng nguyên liệu thành phẩm đều đang tăng mạnh cũng là một trong những yếu tố rủi ro cao nhất. Hay như giá than, đây là một trong những mặt hàng có chi phí lớn ảnh hưởng đến ngành điện. Theo đại diện Cục Quản lý giá, hiện nay tình hình chung của lạm phát tại các nước trên thế giới đều cao, trong đó các nước châu Âu hiện đều vượt 5%. Đáng chú ý, nhiều chuyên gia đánh giá nước ta có thể sẽ phải “nhập khẩu lạm phát” bởi lẽ với một đất nước phải nhập khẩu hàng hóa nhiều thì đây là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, năm 2022 cũng có một thách thức nữa đó là áp lực thực hiện lộ chỉnh điều chỉnh giá dịch vụ công do năm 2021 chưa điều chỉnh được.

Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay đó chính là sự “leo thang” của giá cả mặt hàng xăng dầu. Áp lực tăng giá xăng dầu trong trước mắt cũng như thời gian tới đã khiến dư luận không khỏi lo ngại về tác động lên lạm phát nước ta. Ông Nguyễn Xuân Định cho biết, mặt hàng xăng dầu là mặt hàng đặc thù bởi giá của nó bị phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, chính trị và vị thế của các nước mà lại ít bị ảnh hưởng bởi chi phí. Vì vậy giá mặt hàng này dựa vào giá thế giới, ngay cả khi nguồn nguyên phụ liệu trong nước vẫn đầy đủ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bá Khang - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia (Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia) lại phân tích nguyên nhân lạm phát đến từ việc thiếu hụt nguồn cung. Theo ông Khang, từ năm 2015 đến nay, lạm phát được kiểm soát tốt, dao động từ 2-3%; trong đó lạm phát lõi chỉ từ 1-2%. Đây là mức tốt so với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Công tác kiểm soát lạm phát trong thời gian qua được phối hợp rất tốt. Điều này có thể tạo ra một nền tảng nhất định để Việt Nam có dư địa kiểm soát lạm phát trong mức không tăng cao quá, chống lại những cú sốc về tăng giá từ bên ngoài. Bên cạnh đó, sau khi nền kinh tế phục hồi trở lại, nguồn cung về lương thực, thực phẩm đã phục hồi và tương đối dồi dào, giúp Việt Nam tránh được sức ép từ khía cạnh này. Về mặt chính sách, việc miễn giảm phí, lệ phí đã triển khai thời gian qua sẽ phần nào giúp bình ổn giá cả.

Theo tiến sĩ Phan Đức Hiếu - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong bối cảnh là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nền kinh tế Việt Nam đang rất bất lợi. Cuộc xung đột tiếp tục leo thang khiến giá cả hàng hóa, nguyên liệu đầu vào đang bước vào đợt tăng giá mới. Điều này khiến lạm phát của Việt Nam phải chịu 4 áp lực. Thứ nhất là sự gia tăng của chi phí năng lượng, xăng dầu tác động tới mọi hoạt động kinh doanh sinh hoạt tại Việt Nam. Thứ hai là giá xăng dầu, năng lượng gia tăng tác động tới châu Âu hay các nơi Việt Nam nhập nhiều nguyên vật liệu. Thứ ba là giá một số mặt hàng phụ thuộc vào nguồn cung của Nga cũng sẽ gia tăng. Thứ tư, theo thống kê của Liên minh châu Âu (EU), chỉ số giá tiêu dùng tại châu Âu tháng 2/2022 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến nhiều quốc gia buộc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ. Và chính những điều chỉnh này sẽ ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

Tuy vậy, kể từ ngày 25/2 tới nay, giá dầu thô thế giới tăng quá nhanh và đột biến. Cùng với đó là việc kéo theo đà tăng giá của các loại hàng hóa cơ bản khác trên thị trường như sắt thép, phân bón, than đá… và tạo áp lực lớn lên lạm phát. Cùng với đà tăng giá cả hàng hóa cơ bản, việc bắt đầu đưa gói phục hồi kinh tế với quy mô lớn vào đời sống chắc chắn sẽ thúc đẩy tổng cầu lớn tạo yếu tố gây áp lực lên lạm phát. Tuy nhiên, áp lực này sẽ chậm hơn do độ trễ của chính sách.

Theo ông Khang, ở các chu kỳ lạm phát trước đây, tổng cầu gia tăng quá nhanh, cao hơn sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, sự chênh lệch sản lượng đã gây nên áp lực lên lạm phát. Trong khi đó, lạm phát lần này bị tác động bởi sự thiếu hụt cung hàng hóa cơ bản để phục vụ cho sản xuất. Ông Khang cho rằng, những khó khăn đã nêu sẽ cản trở rất lớn tới mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đã đề ra cho năm 2022 là từ 6%-6,5%. Đây là khó khăn chung bởi nước láng giềng Trung Quốc mới đây cũng đã phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng xuống 5,5% - là mức thấp nhất trong 30 năm qua. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng quá cao đã làm che mờ tác động tích cực từ gói hỗ trợ phục hồi, đặc biệt là gói giảm VAT.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng phân tích một số áp lực lên lạm phát. Trong đó, nguyên nhân chính là Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào các nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. Hiện nay, khi nguyên, nhiên vật liệu thế giới tăng rất cao thì tất yếu giá nhập khẩu của chúng ta sẽ tăng theo. Điều này tạo nên chi phí đẩy, nhập khẩu lạm phát. Cùng với đó là việc đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế. Một vấn đề khác được ông Lâm chỉ ra là khi nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi, doanh nghiệp quay trở lại sản xuất thì việc thiếu hụt lao động hiện nay là một vấn đề khá quan trọng có tác động tới lạm phát. Bởi khi thiếu hụt lao động thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ thêm chi phí để tuyển dụng, đào tạo.

Đề cập việc giá xăng dầu từ đầu năm tới nay đã tăng tới hơn 60%, ông Lâm một lần nữa khẳng định “đây là áp lực rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam” bởi xăng dầu là mặt hàng huyết mạch, cho nên giá xăng dầu tăng sẽ khiến cho một loạt các mặt hàng hóa khác tăng. “Theo tính toán, nếu giá xăng dầu tăng 10% thì sẽ tạo ra 0,36% lạm phát. Trong khi đó, giá xăng dầu từ đầu năm tới nay đã tăng tới 60%. Hay như trong 1,68% lạm phát của hai tháng đầu năm thì xăng dầu đã đóng góp tới 1,63%”, ông Lâm phân tích.

Theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, muốn kiềm chế lạm phát, trước mắt phải kiểm soát nguồn cung ứng sản phẩm ra thị trường, để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa. Đặc biệt là phải đảm bảo đủ các mặt hàng nhiên liệu như xăng, dầu, khí đốt. Đồng thời, Việt Nam phải làm mọi cách để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng giữa các địa phương, và tuyệt đối không để đứt gãy cung ứng giữa thế giới với Việt Nam./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động