Gỡ vướng nhà ở công nhân để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư

(LĐTĐ) Từ lâu, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân, người lao động được xác định là yếu tố quan trọng, mang lại hiệu quả sản xuất, sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Hiện nay, mặc dù có nhiều chủ trương, biện pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở dành cho công nhân, điển hình là việc Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội; tuy nhiên thực tế cho thấy, việc thực hiện các chính sách này còn “độ vênh” giữa quy định và thực tiễn.
Không thể để người lao động ở trong nhà trọ mấy m2, điều kiện rất khó khăn! Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển 44 triệu mét vuông sàn nhà ở Nhà ở công nhân…

Còn nhiều vướng mắc

Có thể khẳng định, việc phát triển nhà ở cho công nhân lao động nói chung, công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Thực tế, các cấp, ngành, doanh nghiệp đã nỗ lực tìm giải pháp và triển khai nhiều dự án nhà ở cho công nhân, tuy nhiên, số dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu về nhà ở của lực lượng công nhân. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, để bảo đảm sản xuất, kinh doanh, vấn đề phát triển nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp càng trở nên cấp thiết...

Gỡ vướng nhà ở công nhân để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư
Việc phát triển nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp luôn được người lao động quan tâm - Ảnh: Mai Quý

Tại tọa đàm “Phát triển nhà ở cho công nhân - Thực trạng và giải pháp” do Báo Xây dựng tổ chức mới đây, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Hà Quang Hưng thông tin, đến cuối tháng 9/2021, cả nước đã đầu tư xây dựng 121 dự án nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp (khoảng 54.000 căn hộ, tương ứng 2,7 triệu m2) và đang tiếp tục triển khai 100 dự án (khoảng 134.000 căn, 6,7 triệu m2). Kết quả này chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó phấn đấu đáp ứng cho khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở.

Ông Hà Quang Hưng lý giải, nguyên nhân chính là do thiếu nguồn lực hỗ trợ. Trong giai đoạn 2016- 2020 chưa có chủ đầu tư dự án nhà ở công nhân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi do các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định chưa được bố trí nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho vay nhà ở xã hội. Trong khi đó, Ngân hàng Chính sách xã hội mới được phân bổ 2.163/9.000 tỷ đồng (chiếm 27% nhu cầu giai đoạn 2016-2020) để cho các đối tượng cá nhân vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

Bên cạnh vướng mắc trên, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) Phạm Văn Ân chia sẻ, mặc dù Nhà nước có chính sách ưu đãi phát triển nhà ở công nhân như với phát triển nhà ở xã hội, song do giới hạn về lợi nhuận, đối tượng khách hàng, yêu cầu bắt buộc bố trí 20% căn hộ dành cho thuê... khiến phân khúc này không hấp dẫn các nhà đầu tư.

PGS.TS Lưu Đức Cường – Viện trưởng Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng) chỉ ra, hiện không ít nhà ở xã hội cũng đang có hiện tượng kém hấp dẫn. Các dịch vụ thiết yếu phục vụ công nhân như chợ, siêu thị, khu vui chơi giải trí… chủ yếu mang tính tự phát, chưa được đầu tư bài bản gắn với địa bàn và nhu cầu thực tế của người dân.

Nguyên nhân bởi sự phát triển quá nhanh, có phần thiếu kiểm soát về quy mô, ranh giới đô thị khiến cho cấu trúc đô thị có phần bất ổn. Nhiều khu vực trước đây được xác định thuộc ngoại vi như các khu công nghiệp, khu xử lý chất thải, nghĩa trang, tuyến đường sắt và nhà ga đường sắt… nay bị bao vây bởi các khu đô thị mới. Tại nhiều đô thị có các khu công nghiệp phát triển ở khu vực ven đô thì hệ thống nhà ở công nhân thiếu tiện ích đô thị, hạ tầng xã hội vì nằm xa các trung tâm đô thị.

Đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động

Về vấn đề nhà ở, trong những năm qua, một số địa phương đã triển khai xây dựng nhà ở công nhân theo các hình thức vốn đầu tư từ ngân sách, vốn do doanh nghiệp tự bỏ ra. Trong đó, Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong. Ví dụ, Thành phố đã có những khu nhà ở cho công nhân ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Khu công nghiệp Thăng Long), khu nhà ở công nhân tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa (Chương Mỹ); khu nhà ở công nhân tại Khu Công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai.

Gỡ vướng nhà ở công nhân để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư
Việc phát triển nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp và công nhân lao động thời gian qua được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Ảnh: K.Tiến

Tuy nhiên, có thể thấy, tại Hà Nội, nguồn cung về nhà ở cho công nhân hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng so với nhu cầu thực tế. Anh Nguyễn Văn Hưng (quê ở Thanh Hóa) rời quê hương ra Hà Nội lập nghiệp, nhưng sau 10 năm làm việc ở Khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh), vợ chồng anh Hải vẫn chưa thể có tiền để sở hữu một căn hộ chung cư. Anh Nguyễn Văn Hưng tâm sự, lương mỗi tháng của hai vợ chồng anh xấp xỉ 17 triệu đồng. Cuộc sống hằng ngày biết bao khoản phải chi, như tiền thuê nhà, tiền học cho 2 con. Việc tìm được căn hộ vừa túi tiền cũng không dễ.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn Thành phố hiện có 149 dự án nhà ở đang triển khai. Trong đó có 92 dự án nhà ở thương mại (tương đương khoảng 34,69 triệu mét vuông sàn nhà ở), 57 dự án nhà ở xã hội (khoảng 6,64 triệu mét vuông sàn). Cụ thể, đối với 92 dự án nhà ở thương mại, có 76 dự án có khả năng hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 với 18,82 triệu mét vuông sàn. Trong đó, có 64 dự án đã có quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ bản xong giải phóng mặt bằng, chuẩn bị hoặc đang chuẩn bị thi công xây dựng; 12 dự án đang rà soát, điều chỉnh tiến độ đã phê duyệt, cơ bản xong giải phóng mặt bằng, chuẩn bị hoặc đang thi công xây dựng. Còn với 57 dự án nhà ở xã hội, có 43 dự án dành cho người thu nhập thấp với khoảng 3,57 triệu mét vuông sàn nhà ở; 9 dự án nhà ở dành cho công nhân các khu công nghiệp với khoảng 0,57 triệu mét vuông sàn nhà ở; 5 dự án khu nhà ở xã hội tập trung với khoảng 2,5 triệu mét vuông sàn nhà ở. Cũng theo Sở Xây dựng, giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn thành phố đã hoàn thành 346 dự án nhà ở thương mại, 25 dự án nhà ở xã hội, 19 dự án nhà ở tái định cư, 4 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Thực tế, những hoàn cảnh như vậy không hiếm. Theo tìm hiểu, thu nhập của công nhân (bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ và các loại phụ cấp khác) trong khoảng từ 6,7-7,8 triệu đồng/người/tháng tùy ngành nghề. Với mức thu nhập này, nếu không được hỗ trợ từ gia đình và người thân, người lao động rất khó có đủ tiền để mua nhà ở xã hội. Nói cách khác, nếu không có sự hỗ trợ hay ưu đãi từ Nhà nước và doanh nghiệp nơi họ làm việc. Giấc mơ an cư với người công nhân càng trở nên xa vời, nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh.

Hơn hết, việc thiếu nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp dẫn đến thực trạng công nhân phải di chuyển xa, doanh nghiệp sử dụng lao động phải bố trí xe đưa đón công nhân, gây tốn thời gian và chi phí. Công nhân phải thuê trọ trong những khu nhà tạm, không đủ điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Đặc biệt, tại một số địa phương, số lượng công nhân ở trọ rất lớn, lên tới hàng vạn người, làm gia tăng mật độ dân số, tạo sức ép lên hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đây là môi trường sống có nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao, khó kiểm soát.

Để thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân, PGS.TS Lưu Đức Cường - Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng) cho rằng, cần đưa danh mục phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; bổ sung gói tín dụng cho các chủ đầu tư loại hình nhà ở này; đồng thời, khi phát triển các khu công nghiệp trong quy hoạch tỉnh, phải tính đến việc bố trí nhà ở cho công nhân và các thiết chế xã hội liên quan...

Rõ ràng, phát triển nhà ở cho công nhân lao động nói chung, công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Thực tế, thời gian qua, các cấp, ngành, doanh nghiệp đã nỗ lực tìm giải pháp và triển khai nhiều dự án nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải có chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, bao gồm cả hỗ trợ từ ngân sách về vốn, lãi suất khi doanh nghiệp làm nhà ở cho công nhân. Ngoài ra, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân nói chung, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng cần được xây dựng trong luật hoặc nghị định, để có tính pháp lý. Pháp lý đi đôi với đãi ngộ tương xứng sẽ góp phần ràng buộc rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, đây cũng là tiền đề để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai dự án./.

Đinh Luyện – Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động