Hà Tĩnh: Làng hoa Bắc Sơn tất bật chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Gần 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão (2023), những ngày này tại thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nông dân tại làng nghề trồng hoa, cây cảnh đang khẩn trương, chăm sóc từng luống hoa để kịp cung ứng cho thị trường Tết.
Làng hoa e dè xuống giống để bán phục vụ Tết Chủ vườn ở thành phố Hồ Chí Minh thấp thỏm đợi khách tới xem hoa Tết Hoa Tết được giá, người dân Mê Linh phấn khởi Những cánh đồng hoa thích nghi với Tết thời Covid-19
Hà Tĩnh: Làng hoa Bắc Sơn tất bật chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán
Chăm sóc, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước cho hoa cúc Đà Lạt nở hoa đúng dịp.

Chạy đua với thời gian

Làng hoa tại xã Bắc Sơn, nay là xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà) nằm phía Tây tỉnh Hà Tĩnh có truyền thống trồng hoa, cây cảnh nổi tiếng nhất tại khu vực này. Về thôn Xuân Sơn thời điểm này, làng hoa đã rộn ràng vào vụ chính, để cung ứng một lượng lớn hoa và cây cảnh cho thị trường Tết đến với các huyện, thị lân cận.

Chỉ còn gần 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão (2023), để có những chậu hoa, cây cảnh đẹp cung ứng ra thị trường, vào dịp này, người dân thôn Xuân Sơn đang chạy đua với thời gian như tranh thủ thời tiết đẹp để xuống các giống hoa ngắn ngày như hoa ly, lay-ơn… Còn đối với hoa cúc Đà Lạt, người dân tập trung chăm bón cho cây phát triển kịp ngày ra hoa đúng dịp.

Bà Dương Thị Hà (thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn) cho biết: Sau khi thu hoạch xong dưa lưới, mùa này gia đình tôi trồng khoảng 10 nghìn giống cây hoa cúc Đà Lạt đầy đủ các màu, mỗi cây mua về trồng với giá 250 đồng/cây, thời gian trồng từ giữa tháng 9 âm lịch cho đến gần cuối tháng 12 âm lịch là kịp bán vào dịp Tết Nguyên đán. Giá bán theo giá thị trường, bình quân khoảng 2.500 đồng đến 3.000 đồng/cây.

Hà Tĩnh: Làng hoa Bắc Sơn tất bật chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán
Vườn hoa nhà bà Dương Thị Hà chuẩn bị bước sang ngày căng lưới đỡ thân cây

Những năm gần đây, nguồn hoa được người dân trồng từ cây giống, hạt giống sau khi được chuyển giao kỹ thuật khoa học từ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Vì thế, hoa tại thôn Xuân Sơn thường có bông to, đều, thân cứng, màu sắc đẹp và đa dạng nên được thị trường ưa chuộng.

Có truyền thống trồng đào từ lâu, nay người dân mạnh dạn phát triển mô hình trồng hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, vừa phục vụ khách yêu hoa, vừa mạng lại nguồn thu nhập cao cho gia đình nên ai nấy đều phấn khởi.

Ông Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1970, xã Lưu Vĩnh Sơn) kể: Gia đình trồng hoa đến nay đã được 4 năm, nhưng năm nay gia đình trồng nhiều hơn các năm khác. Hiện gia đình đang trồng 45 nghìn cây hoa cúc Đà Lạt đủ màu.

"Khi hoa đến ngày bán ra thị trường, chúng tôi căn thời gian giảm ánh sáng để hoa nở đúng dịp, khi hoa ra búp chúng tôi mới thuê thêm người vào lưới trên bông", ông Tuấn chia sẻ thêm.

Nghề phụ đem lại kinh tế cao

Hà Tĩnh: Làng hoa Bắc Sơn tất bật chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán
Công tác chuẩn bị xuống giống cây hoa ly, hoa lay-ơn

Theo tìm hiểu của phóng viên, người dân nơi đây sống vốn chủ yếu nhờ vào làm ruộng, chăn nuôi và trồng rừng. Sau đại dịch Covid-19, người dân chuyển đổi một số diện tích hoa màu sang trồng dưa lưới, sau khi thu hoạch dưa lưới đến dịp cuối năm, họ trồng thêm hoa bán phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Bà Đào Thị Phượng (sinh năm 1974, thôn Xuân Sơn) cho biết: Gia đình tôi có khoảng 5 sào đất trồng hoa, chia thành 2 vụ, 1 vụ phục vụ Tết Nguyên đán bắt đầu trồng từ tháng 9 âm lịch, còn vụ sau trồng hoa bán Rằm tháng Giêng bắt đầu từ giữa tháng 10 âm lịch. Vụ hoa cận Tết, hằng năm bình quân gia đình thu lãi khoảng 100 triệu đồng.

Hà Tĩnh: Làng hoa Bắc Sơn tất bật chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán
Nghề trồng hoa mang lại kinh tế cao nên người dân chú trọng chăm sóc.

Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn, ông Trần Bá Hoành cho biết: “Địa phương có nguồn gốc trồng đào phai nhiều năm nay, nhưng hoa cúc, ly… thì mới đây. Làng hiện có khoảng hơn 30 hộ dân trồng hoa trong nhà lưới. Nguồn thu nhập từ trồng hoa, có gia đình đạt 100-200 triệu đồng mỗi năm".

Lãnh đạo xã cũng cho biết, hằng năm địa phương có hỗ trợ kinh phí cho người dân vào Đà Lạt tham quan, tập huấn về quy trình trồng hoa, ngoài ra, các con em người dân đi làm ăn trong Đà Lạt đã chủ động nghiên cứu các loại giống sao cho phù hợp, gửi về cho bố mẹ trồng thử nghiệm.

"Những năm tới, chính quyền xã Lưu Vĩnh Sơn tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân duy trì nghề trồng hoa truyền thống; đồng thời khuyến khích người dân trồng hoa theo mô hình mới để đạt giá trị kinh tế cao hơn. Trên cơ sở quy hoạch lại đất đai, địa phương cũng tạo điều kiện, khuyến khích người dân trồng đa dạng các loài hoa nhằm phục vụ nhu cầu thị trường và phục vụ khách đến tham quan du lịch, chụp ảnh lưu niệm…", ông Hoành cho biết.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận, xã hội. Bộ Nội vụ phải tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc phân phối sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư của Prudential đến với khách hàng của HSBC.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.

Tin khác

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Xem thêm
Phiên bản di động