Hà Tĩnh: 'Săn ong rừng' về nuôi lấy mật

(LĐTĐ) Ong rừng theo cách gọi của người dân vùng miền núi tỉnh Hà Tĩnh là “ong ruồi”, loài ong này sinh sống trong rừng, như cây gỗ khô mục, hang đá… Nhưng nó lại thuần tính, người dân thường “săn” về nuôi và gây giống thành nhiều bầy đàn đến mùa thu hoạch lấy mật ong đem bán, thu lại lợi nhuận cao.
Nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật Thị xã Sơn Tây: Hiệu quả từ mô hình nuôi ong mật

Kỹ năng săn ong

Hà Tĩnh: 'Săn ong rừng' về nuôi lấy mật
Hành trình săn ong "kiếm"

Không chỉ biết tách đàn, gây giống ong, ông Nguyễn Thanh Vận ở xã Đức Giang, huyện Vũ Quang còn là người lành nghề với cách “săn ong kiếm” kể lại: “Bắt ong rừng về thuần hóa để làm giống không chỉ đơn thuần là việc kiếm tiền, nuôi nó sinh sống thành bầy đàn trong vườn nhà có nhiều hữu ích như thụ phấn cho cây ăn quả, làm thuốc…

Để bắt được tổ ong về chúng ta cần có một chiếc vợt bằng vải màn và vài ba cái chang (tổ mồi), sau khi bắt được con ong “kiếm” thì đem nó vào chang nhốt khoảng 5-10 phút cho nó làm quen và lựa chọn nơi mới sinh sống, sau đó thả ra để ong “kiếm” bay về tổ cũ thông báo với bầy đàn, cứ lần lượt sẽ có nhiều con ong mới về xem chang mới có đủ yếu tố cho bầy đàn sinh sống trong mùa tới không. Khi các con ong này xem xét kỹ lưỡng và kéo bầy đàn dời về đây làm tổ thì chúng ta mới nhốt (cùm tướng) rồi đem về vườn mình nuôi”.

Cũng theo ông Vận, từ khi con ong “kiếm” bị bắt đưa vào tổ mồi rồi thả ra, nó về gọi nhiều con ong liên tiếp đến được gọi là “ong thăm”. Đây là thời điểm mà người thợ săn ong hồi hộp đến nín thở. Bởi lúc con ong “kiếm” rời tổ ong mồi bay đi sẽ có ba khả năng xảy ra: Một là nó bỏ đi tìm chỗ khác, hai là nó về gọi đàn, ba là trên đường về bị loài ong khác hoặc nhện ăn thịt. Nếu đợi khoảng 20-30 phút không thấy ong trở lại, người “săn” ong biết là thất bại và phải tìm con ong “kiếm” khác làm lại quy trình.

Hà Tĩnh: 'Săn ong rừng' về nuôi lấy mật
Chờ ong "kiếm" về gọi bầy

Được biết, hàng năm khi vào mùa hè, nhiều loài cây trổ hoa, nguồn thức ăn của loài ong nhiều thì các đàn ong chủ động tách đàn nhiều. Nắm bắt được thời gian ong tách đàn nên người dân thường mang theo chang đi săn về nuôi sau đó lấy mật ong đem bán ra thị trường thu lợi nhuận rất cao.

Ngoài cách săn ong “kiếm” thì cách tìm tổ của chúng rồi bắt đem về nuôi là sự lựa chọn của nhiều người dân ở xã Thọ Điền, Quang Thọ, thị trấn Vũ Quang… huyện Vũ Quang và người dân xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, thị trấn Sơn Tây… huyện Hương Sơn đang áp dụng.

Chúng tôi có mặt dọc các tuyến đường ven rừng núi dễ bắt gặp nhiều nhóm người mang vợt, chang ong, nhang (hương khói) tìm quanh các cây cột điện, vách đá, cây gỗ mục để bắt ong rừng về bán hoặc nuôi lấy mật.

Ông Văn Thông, trú tại huyện Hương Sơn cho biết, “Chỗ mà đàn ong rừng thường làm tổ trú đông là những bọng cây (cây mục) hoặc những cột điện rỗng ruột. Nắm bắt được đặc điểm này, những người “thợ săn” ong như chúng tôi sẽ dùng “kỹ năng” để dụ đàn ong vào ở trong những cái chang ong mồi mang theo của mình. Chang ong mồi là một khúc gỗ, thường bằng gỗ mít, được khoan đục rỗng ở giữa, hai đầu bịt kín và khoét một cái cửa nhỏ ở giữa. Trước khi săn ong, người thợ dùng mật ong nguyên chất quệt một ít vào phía trên thành chang để tạo mùi hấp dẫn đàn ong”.

Hà Tĩnh: 'Săn ong rừng' về nuôi lấy mật
Khi ong "kiếm" goi "ong thăm" đến xem tổ mới

Hỏi về cách bắt ong trong cột điện để nhốt vào chang, ông Thông kể lại chi tiết: Những đàn ong đã làm tổ trú ngụ trong đó, có nghĩa là nó đã yên vị trong đó và khả năng để nó rời bỏ tổ để vào các chang mồi là rất khó xảy ra.

Chính vì vậy, những người “thợ săn” ong buộc phải sử dụng “kỹ xảo” là dùng những que nhang (hương) hun khói vào trong cột điện để “phá tổ”. Đàn ong không chịu được mùi khói hương sẽ “vỡ tổ” bay ra ngoài. Trong khi đó, người “thợ săn” ong đã treo những cái chang mồi xung quanh khu vực đó.

Đàn ong trong lúc “vỡ tổ” bay ra, phát hiện những cái chang treo sẵn thì bay vào để trú ngụ. Sau khi đàn ong vào hết trong chang, người “thợ săn” ong sẽ dùng lá cây hoặc giấy bịt lỗ lại và đưa cả chang ong mồi cùng đàn ong trong đó về nhà, bắt đầu một quy trình khác gọi là “săn ong” hay là “tách ong”.

Nghề nuôi ong lấy mật đem lại nguồn thu cao cho người dân

“Săn” ong rừng về thuần hóa làm giống là một nghề độc đáo bởi ngoài nguồn thu nhập khá, nghề này rất dễ gây “nghiện” bởi được hòa mình vào thiên nhiên với nhiều điều kỳ thú.

Trong một mùa săn ong, có nhiều người thu được hàng chục tổ, bình quân 1 tổ ong giống có giá 750 nghìn đồng, thậm chí có đàn đông “quân” có giá lên đến 1 triệu đồng. Ông Hiền, ở thị trấn Vũ Quang cho biết: “Trong mùa “săn” ong này, ông đã bắt được trên 8 tổ ong. Cùng với những mùa trước, hiện gia đình đã có 40 đàn ong đang cho mật, mang về một nguồn thu nhập khá cho gia đình. Bình quân 1 lít mật ong bán ra thị trường từ 200-250 nghìn đồng, mỗi lần lấy mật có khoảng 3 lít/tổ, mỗi năm lấy 3-4 lần tùy vào tổ ong mạnh hay yếu”.

Hà Tĩnh: 'Săn ong rừng' về nuôi lấy mật
Sau khi ong rừng được thuần, được chia bầy, đàn để nhân rộng

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) Ong và Dịch vụ nông nghiệp huyện Vũ Quang cho biết, “Toàn huyện có hơn 1.600 người nuôi ong, còn nuôi theo dự án có 5 HTX nuôi ong. Toàn huyện năm 2021 vừa qua thu được trên 90 tấn mật ong/năm, bình quân 1 tổ lấy mật khoảng 10-15kg/năm và tách ra bán khoảng 3 tổ, 1 tổ bán tầm 750 nghìn. Hiện mật ong Vũ Quang đạt thương hiệu sản phẩm OCOP và VietGAP”.

Mật ong Vũ Quang có chất lượng thơm ngon, là sản phẩm được nhiều người tin dùng, nên dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, mặt hàng này vẫn tiêu thụ ổn định, không “đọng” hàng như những sản phẩm nông nghiệp khác.

Để tiếp tục khai thác, nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong, người dân sẽ được cán bộ chuyên môn về hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi; thành lập mới các tổ hợp tác, HTX nuôi ong, đồng thời tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thương hiệu mật ong Vũ Quang - ông Dũng kể thêm.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý) và trao ủng hộ 500 suất quà là nhu yếu phẩm ủng hộ các gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Anh Thân Đỗ Thành, 27 tuổi, trú tại khu phố Ngọc Liên, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã trở thành khách hàng may mắn tiếp theo của chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” khi trúng 9 triệu đồng nhờ giải khát với Trà Dr Thanh.
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

(LĐTĐ) Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết thiết đến các vùng bị chia cắt do bão, lũ. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại; dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Xem thêm
Phiên bản di động