Hành trình nâng tầm nông sản Việt của các “doanh nông”

Với mong muốn nâng cao giá trị nông sản Việt, nhiều “doanh nông trẻ” đã ra đời nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên bản địa vốn là những sản vật của vùng miền, rồi nghiên cứu, sáng tạo, cho ra những sản phẩm mới độc đáo, có tính thương mại hóa trên thị trường.
Kinh tế 2022-2023: Thời cơ của các mặt hàng nông sản Việt Nam Số hóa truy xuất nguồn gốc góp phần định danh nông sản Việt Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt

Là một đất nước nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm nông sản nổi bật như: Lúa gạo, cà phê, vải thiều, thanh long, dừa… các sản phẩm này đóng vai trò như những sản phẩm xương sống của ngành Nông nghiệp hiện nay. Tuy đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế, nhưng về bản chất, các nông sản hiện vẫn còn mang tính đặc trưng của nền nông nghiệp cũ…

Bằng chứng là nhiều năm qua, điệp khúc nông sản “được mùa, mất giá” vẫn thường xuyên diễn ra. Mỗi lần như vậy, các tổ chức từ thiện lại phát động những chiến dịch kêu gọi “giải cứu” với giá rẻ mạt nhằm gỡ gạc phần nào đó cho bà con nông dân. Nhưng đó chỉ là những hành động mang tính “lòng thương”, “nhân đạo” chứ không phải xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Để tồn tại ở nền kinh tế thị trường, việc hỗ trợ như vậy là không bền vững.

Hành trình nâng tầm nông sản Việt của các “doanh nông”
Anh Phạm Đình Ngãi (bên phải ngoài cùng) giới thiệu sản phẩm mật hoa dừa tại Hội chợ Thaifex 2023.

Chính từ những trăn trở đó, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp (doanh nông) đã ra đời. Họ là những người trẻ xuất thân từ những gia đình nông dân, gắn liền với cuộc sống nông thôn và hiểu được những nỗi khổ của nông dân. Để rồi khi trưởng thành họ lại quay về giúp quê hương bằng việc nâng tầm nông sản ở địa phương.

Anh Phạm Đình Ngãi, CEO Sokfarm cho biết, giai đoạn năm 2018, khi nhận thấy dừa ở quê Trà Vinh rớt giá thê thảm, anh và vợ mình là chị Chal Thi đau đáu câu hỏi rằng làm cách nào để gia tăng giá trị cho cây dừa. Sau thời gian nghiên cứu ngành dừa ở Philippines, Thái Lan, Indonesia… anh Ngãi và vợ mình đã thành lập Sokfarm và đưa ra thị trường những sản phẩm mật hoa dừa đầu tiên vào năm 2019. Từ đó đến nay, Sokfarm đã cho ra đời 7 dòng sản phẩm khác nhau từ mật hoa dừa và cũng đã được xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản, Hà Lan và Đức. Nhờ đó, các sản phẩm từ dừa ngày càng phổ biến hơn và cuộc sống của các nông dân trồng dừa ở quê hương cũng đảm bảo hơn.

Chia sẻ về việc khởi nghiệp nông nghiệp, anh Ngãi cho rằng, những bạn trẻ đang đi theo con đường trở về quê khởi nghiệp nhằm nâng cao giá trị nông sản của quê hương là một cách khởi nghiệp bền vững. Vì điều này vừa phù hợp với xu hướng, nhu cầu người tiêu dùng thế giới vừa giúp nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững hơn, có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế hơn.

Khởi nghiệp với cây chùm ngây ở tình Long An, anh Phạm Ngọc Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Vườn Nhà Mình cho biết, giai đoạn đầu khi khởi nghiệp thì việc tìm kiếm thị trường và khách hàng đối với anh rất khó khăn. Thậm chí, có giai đoạn anh đã muốn bỏ cuộc, nhưng với đam mê làm nông nghiệp sạch và nâng tầm nông sản quê hương mình, anh đã liên tục tham gia nhiều hội thảo, hội chợ… để giới thiệu sản phẩm của mình. Đến nay, các sản phẩm chùm ngây đã được khách hàng biết đến và đón nhận trên thị trường.

Là một người có kinh nghiệm trong việc sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Vinamit cho biết, ngày xưa khi nói tới nghề nông người ta cho rằng đó là nghề nghèo nàn vất vả, còn nói đến “doanh nông” thì quá là xa xỉ. Nói “doanh nông” ngày xưa thì không ai có thể nghĩ đến chuyện sang trọng, quý phái. Nhưng ngày nay cách nhìn nhận này đã được đảo chiều.

Theo ông Nguyễn Lâm Viên, doanh nông có nhiều điểm khác với các doanh nhân khởi nghiệp khác. Bởi trên khuôn mặt của các doanh nông trẻ luôn tỏa ra một sự khát vọng mãnh liệt và họ khát khao nâng cao giá trị của quê hương, bản địa của họ. Ngoài ra, họ còn có khả năng thích nghi trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh.

Trong thời gian qua, để hỗ trợ các thanh niên trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều chương trình, cuộc thi khởi nghiệp ra đời. Nổi bật là chương trình Khởi nghiệp Xanh do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) sáng lập và vận hành từ năm 2013. Suốt 10 năm qua, chương trình Khởi nghiệp Xanh, đã có khoảng 1.000 chủ dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp trên khắp cả nước tham gia, trở thành một hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp rộng khắp, năng động và sáng tạo sản xuất ra những sản phẩm mới từ tài nguyên bản địa, sản vật quê hương.

Bà Vũ Kim Anh, Phó giám đốc Trung tâm BSA, phụ trách chương trình Khởi nghiệp Xanh cho biết, chương trình Khởi nghiệp Xanh đã hình thành được hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp với cả ngàn bạn trẻ khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa. Đây chính là lớp doanh nông trẻ tiêu biểu trong cả nước, với đam mê cháy bỏng làm giàu từ nguồn tài nguyên, đặc sản bản địa.

Trong đó, có nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu chính ngạch qua các thị trường lớn của Châu Âu, Mỹ và khu vực như: Kim Hằng Yeshue, Ngọc Hương với các loại bột rau, Phạm Đình Ngãi với Mật hoa dừa, Khánh Hà Ohuga với mì, nui… Nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3-5 sao, sản phẩm được chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, sản phẩm tiêu biểu nông thôn cấp tỉnh, thành...

“Ngoài việc để các bạn trẻ thường xuyên có không gian bán hàng ở Phiên chợ Xanh – Tử tế vào hai ngày cuối tuần, chúng tôi cũng khuyến khích các dự án tham gia chương trình của các hệ thống siêu thị quốc tế ở Việt Nam, đặc biệt là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ phối hợp với Central Group tham gia Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan từ 2017 đến nay, hay đưa hàng vào hệ thống Gigamall, Uniqlo …", bà Vũ Kim Anh nói.

Bà Nguyễn Cẩm Chi, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thanh niên cho biết, những gì chương trình Khởi nghiệp Xanh làm được trong 10 năm qua không phải là chỉ tổ chức các cuộc thi, mà còn tạo ra cơ hội để các bạn trẻ trải nghiệm và hoàn thiện doanh nghiệp của mình. Bà Chi cũng cho biết, bên cạnh chuyện khởi nghiệp thì khi mang sản phẩm đưa ra thị trường quốc tế chúng còn có cả sự tự hào.

Theo ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hành trình 10 năm chương trình Khởi nghiệp Xanh đã mang đến hạnh phúc cho các bạn trẻ trên khắp vùng miền cả nước, từ Hà Giang, Tuyên Quang, đến các tỉnh miền Trung, miền Tây… và tạo ra phong trào khởi nghiệp ở nhiều nơi.

"Làm nông nghiệp nghĩa là gieo trồng, gieo trồng ở đây không phải chỉ là trồng cây, gieo trồng đất, mà nó còn là gieo trồng người, gieo trồng tâm hồn, gieo trồng cho tương lai. Hôm nay, chúng ta có những bạn trẻ chập chững bước chân vào con đường khởi nghiệp thì 5-10 năm sau sẽ có những thế hệ doanh nhân cho đất nước”, ông Lê Minh Hoan cho biết.

Minh Tuấn

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xem thêm
Phiên bản di động