Hướng đến nhà chờ xe buýt thông minh, an toàn và thân thiện
Thi đua nâng cao chất lượng phục vụ xe buýt | |
Khổ sở vì xe buýt quá tải | |
Cấp thẻ xe buýt miễn phí cho người khuyết tật |
Theo đó, vượt qua vòng sơ khảo, 7 đội xuất sắc nhất đã được lựa chọn từ 18 đội tham gia đến từ 13 trường đại học trên cả nước để tham gia vòng chung khảo. Đó là các đội: 20 Plus UTC - Trường Đại học Giao thông vận tải; 19K6 HAU - Đại học Kiến trúc Hà Nội; Why Stop - Đại học Giáo dục; 0117 CAT HAU - Đại học Kiến trúc Hà Nội; Power Star - Đại học Giao thông vận tải Phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh; Kiến Xây - Đại học Xây dựng; Luật - Kiến - Xây - Đại học Văn Lang.
Một sản phẩm tham gia dự thi cuộc thi “Thiết kế nhà chờ xe buýt An toàn – Thông minh – Thân thiện”. |
Chung cuộc, Ban Giám khảo đã trao bốn giải thưởng. Giải Nhất thuộc về đội 20 Plus UTC - Trường Đại học Giao thông vận tải. Một giải Nhì thuộc về đội 19K6 HAU - Đại học Kiến trúc Hà Nội. Hai giải Ba thuộc về đội Power Star - Đại học Giao thông vận tải Phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh; 0117 CAT HAU - Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Đáng chú ý, tại cuộc thi nhiều ý tưởng sáng tạo, mới mẻ đã được thể hiện qua những mô hình sa bàn độc đáo, hấp dẫn. Những ý tưởng này đều hướng tới những tiêu chí an toàn, thân thiện với người sử dụng và với môi trường chung quanh, giải quyết được những bất cập, hạn chế đang tồn tại hiện nay.
Cuộc thi “Thiết kế nhà chờ xe buýt An toàn – Thông minh – Thân thiện” là sân chơi để các bạn trẻ giao lưu, học hỏi, nghiên cứu triển khai một dự án mang nhiều ý nghĩa đối với cộng đồng. Đồng thời, là cơ hội để các sinh viên đưa ra giải pháp cho vấn đề mất an toàn gặp phải khi sử dụng xe buýt. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố Hà Nội, hướng tới thành phố an toàn và thân thiện hơn với tất cả mọi người.
Cuộc thi “Thiết kế nhà chờ xe buýt An toàn – Thông minh – Thân thiện” là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Thành phố an toàn và thân thiện với trẻ em gái” do Plan International Việt Nam phối hợp cùng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Trường Đại học Giao thông vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Đô thị Hà Nội, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng (Light) đang thực hiện tại Hà Nội từ năm 2014. Dự án cũng triển khai ở cấp quốc gia từ năm 2017 với mục tiêu xây dựng các thành phố an toàn, thân thiện và có trách nhiệm với trẻ em gái và nữ thanh niên. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34