Kiểm soát dịch đúng hướng và khoa học
Số ca tử vong, nguy kịch giảm mạnh
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong hơn một tháng đầu tiên thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết số 128/NQ-CP (từ 11/10-19/11/2021), cả nước ghi nhận 105.543 ca cộng đồng. So với tháng trước đó, số ca cộng đồng cả nước tăng 2,9%, nhưng số ca tử vong giảm 46,3%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 25,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 40,8%.
Thủ tướng đặc biệt lưu ý các địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo nhu cầu vắc xin. (Ảnh: H.P) |
Đến nay, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca bệnh mắc trong cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước (trong tuần số mắc cộng đồng tăng tại 35 tỉnh, thành phố) do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch.
Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của vi rút.
Tính đến ngày 19/11/2021, cả nước đã tiếp nhận 131,2 triệu liều vắc xin, đã phân bổ 129,6 triệu liều. Cả nước đã tiêm được hơn 106 triệu liều, tỷ lệ tiêm 1 liều vắc xin là 89,4%, 2 liều vắc xin là 53,4% dân số từ 18 tuổi trở lên. Có 18 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Đồng thuận, ủng hộ việc thực hiện Nghị quyết 128
Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo các tỉnh, thành phố tập trung phân tích, tình hình diễn biến dịch bệnh và hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thời gian qua, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị trong thời gian tới, nhấn mạnh việc đề cao ý thức người dân trong phòng, chống dịch…
Các đại biểu khẳng định, sau hơn một tháng triển khai, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, phù hợp, đang được các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tích cực thực hiện, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc rõ rệt. Các đại biểu nhấn mạnh tinh thần không lo sợ, hốt hoảng, cũng không hoang mang, trước dịch bệnh, bởi dù số ca mắc mới có tăng nhưng số ca tăng nặng và tử vong được kiểm soát.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh cho biết đến nay, Cần Thơ đã nhận đủ vắc xin để tiêm cho người dân, 96% người trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1, tỉ lệ tiêm mũi 2 đạt 59% và ngày 21/11 đạt hơn 80%. Số ca mắc trong những ngày qua có tăng do số người vừa tiêm 1 mũi có khả năng miễn dịch chưa cao.
Tuy nhiên, số lượng ca chuyển nặng thấp, tỷ lệ tử vong không tăng cho thấy hiệu quả thực sự từ việc tiêm vắc xin và các biện pháp cách ly, xét nghiệm, điều trị theo hướng dẫn của Trung ương. Đến nay, Cần Thơ đã thiết lập 83 trạm y tế lưu động, Quân khu 9 cũng tăng cường lực lượng quân dân y đủ để Thành phố có thể thành lập 25 đội y tế lưu động, giúp người bệnh được điều trị từ sớm, từ xa, từ cơ sở, giảm tăng nặng, giảm tử vong.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương quan tâm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để người dân di chuyển thuận lợi, không bị cản trở về mặt hành chính. Các địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tất cả vì nhân dân để đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, không để ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. |
Theo Bí thư Thành ủy Cần Thơ, tinh thần chung của nhân dân Thành phố là có những lo ngại nhất định về số lượng F0 mới, nhưng hoàn toàn đồng thuận, ủng hộ việc thực hiện Nghị quyết 128. Trong buổi tiếp xúc cử tri chiều 19/11, nhiều cử tri cho rằng, chúng ta đã có thêm kinh nghiệm trong phòng, chống dịch, cần bình tĩnh, kiên trì với các biện pháp thích hợp, linh hoạt, không áp dụng các biện pháp cực đoan, cát cứ gây ách tắc lưu thông hàng hoá.
Còn Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, phần lớn (hơn 90%) các doanh nghiệp trong các khu công nghệ cao, khu công nghiệp… đã trở lại sản xuất, hoạt động xuất khẩu của Thành phố tăng rất cao. Ông Mãi cho rằng tùy theo diễn biến, tình hình dịch bệnh, chúng ta cần tăng cường các giải pháp y tế chứ không nóng vội lựa chọn giải pháp đóng cửa.
Với tư cách “tư lệnh” ngành Y, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, việc triển khai thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng tại 34 tỉnh, thành phố cho thấy thuốc điều trị có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị, tỉ lệ chuyển nặng rất thấp, không có ca tử vong.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, với tiến độ vắc xin nhận về như hiện nay, trong tháng 11 sẽ đủ vắc xin tiêm 2 mũi cho người trên 18 tuổi. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế không đợi vắc xin về các kho trung gian mà ký quyết định phân bổ ngay cho các địa phương, có dự kiến ngày cụ thể để các tỉnh chủ động. Các tỉnh cần có báo cáo cụ thể về nhu cầu từng loại vắc xin và tổ chức tiêm nhanh nhất có thể cho toàn bộ người dân trên địa bàn, không phân biệt nhóm đối tượng, độ tuổi. Bên cạnh việc bảo đảm các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ như kháng đông, kháng viêm, kháng thể đơn dòng…, ngành y tế cần bổ sung các loại thuốc kháng vi rút điều trị sớm cho F0. Đây là đề xuất của nhiều địa phương qua thực tiễn điều trị cho người mới mắc Covid-19.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh cùng với tiêm vắc xin, chúng ta phải tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K mới kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, khắc phục tâm lý chủ quan, lơ là khi đã tiêm đủ 2 mũi hoặc thiếu tin tưởng hiệu quả của việc tiêm vắc xin...
Bước đầu đạt mục tiêu đề ra
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ các ý kiến tại cuộc họp đều thống nhất đánh giá, qua hơn một tháng thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn chuyên môn theo Quyết định 4800 của Bộ Y tế, nhìn chung chúng ta đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc, bước đầu đạt mục tiêu đề ra.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục rất rõ trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Thị trường lao động từng bước hồi phục và khắc phục sự đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, phối hợp linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và tài khóa.
Xuất nhập khẩu tăng cao, xuất siêu trở lại, thu hút FDI tăng. Các vấn đề an sinh xã hội được rà soát, các bất cập được tập trung khắc phục. Các cơ quan tiếp tục ban hành một số chính sách để có công cụ pháp lý phục vụ phòng, chống dịch đồng bộ, đầy đủ, toàn diện từ Trung ương tới địa phương.
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý trong tuần qua, số ca mắc mới trong cộng đồng tăng so với tuần trước, số ca tử vong và chuyển nặng cũng có chiều hướng tăng, cần chú ý bám sát tình hình, theo dõi, phân tích, đánh giá kỹ. Năng lực y tế cơ sở ở một số nơi còn hạn chế, năng lực y tế dự phòng vẫn là điểm yếu.
Việc ban hành Nghị quyết 128 và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế để chuyển hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh được đánh giá là kịp thời, đúng hướng và sát thực tế, mang lại những kết quả cơ bản nói trên.
Một nguyên nhân khác là cả hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc với sự hưởng ứng, ủng hộ của nhân dân, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Việc triển khai chiến lược vắc xin và chiến dịch tiêm chủng vắc xin được đẩy mạnh, việc phân bổ vắc xin kịp thời, hợp lý hơn. Các cấp chính quyền vào cuộc tích cực, phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp và người dân để khôi phục sản xuất, khôi phục thị trường lao động với các biện pháp như thiết lập trạm y tế lưu động tại khu công nghiệp, khu kinh tế… Thủ tướng biểu dương nhiều nơi đã chủ động, linh hoạt, vận dụng sáng tạo, hiệu quả Nghị quyết 128.
Về nguyên nhân của các hạn chế và bất cập, Thủ tướng nêu rõ vẫn có tư tưởng chủ quan, lơ là ở một số nơi. Một bộ phận người dân nhận thức chưa đúng về hiệu quả của việc tiêm vắc xin. Hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở nhiều nơi, nhiều lúc chưa đáp ứng được khi tình hình diễn biến phức tạp. Việc tiêm chủng vắc xin và đáp ứng thuốc chữa bệnh có nơi, có lúc triển khai chậm so với diễn biến tình hình và yêu cầu đặt ra, chưa đạt mục tiêu. Công tác phối hợp giữa các địa phương trong quản lý việc di chuyển của người dân chưa chặt chẽ, còn bất cập, gây khó khăn cho người dân. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 128 có nơi, có lúc thiếu quyết liệt. Một số nơi chưa thực hiện tốt việc triển khai thu dung, phân loại điều trị kịp thời các ca nhiễm ngay từ cơ sở.
Bình thường hóa một cách an toàn, khoa học, phù hợp, hiệu quả
Dự báo thời gian tới, dù tình hình đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước, nhưng diễn biến dịch bệnh đang có chiều hướng phức tạp. Đồng thời, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thế giới, chính sách tiền tệ, tài khóa của các nước có tác động tới Việt Nam.
Trước mắt, cần tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế, các địa phương nếu có các biện pháp sáng tạo nhưng trái quy định, nguyên tắc chung thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi thực hiện. Nguyên tắc là thực hiện thống nhất, thông suốt từ Trung ương tới cơ sở, đánh giá chính xác cấp độ dịch và thực hiện nghiêm các biện pháp tương ứng về hành chính, y tế, an sinh xã hội, an ninh trật tự và vận động nhân dân, phương châm: “5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ + các biện pháp khác”… |
Thủ tướng yêu cầu công tác nắm tình hình, dự báo phải sát hơn, tích cực hơn, phân tích chính xác hơn để thống nhất về mặt chủ trương, đưa các giải pháp, biện pháp khả thi, hiệu quả, tổ chức thực hiện thật tốt, chủ động ứng phó tình hình. Đặc biệt, thực hiện bình thường hóa một cách an toàn, khoa học, phù hợp, hiệu quả.
Thủ tướng giao Bộ Y tế hướng dẫn đánh giá, tổng kết công tác phòng, chống dịch, nhất là đợt bùng phát dịch lần thứ 4; các cấp, các ngành tiếp tục góp ý cho Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế để bổ sung từng bước các biện pháp, quy trình, điều kiện phòng, chống dịch trình cấp có thẩm quyền trước ngày 30/11 theo cách tiếp cận toàn dân, lấy cấp cơ sở làm nền tảng.
Thủ tướng lưu ý có kịch bản hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương, nhất là khi ở cấp độ 4, một nơi có dịch thì nhiều địa phương cùng tập trung dồn lực kiểm soát, khi cần thiết thì huy động hỗ trợ của lực lượng công an, quân đội, y tế.
Đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị lên kế hoạch đẩy mạnh tiêm vắc xin, trong năm 2021 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm đủ 2 mũi cho người trên 18 tuổi, tức là vượt kế hoạch đề ra về bao phủ vắc xin. Thủ tướng đặc biệt lưu ý các địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo nhu cầu vắc xin rất cụ thể về số lượng, chủng loại, thời gian… để Bộ Y tế tổng hợp, phân bổ khẩn trương, phù hợp.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em để mở cửa trường học trở lại an toàn, hiệu quả; chuẩn bị kế hoạch tiêm mũi 3 cho người đã tiêm đủ 2 mũi. Song song với nhập khẩu, cần thúc đẩy bằng được sản xuất vắc xin trong nước. Tăng cường chuẩn bị, phân bổ thuốc điều trị khi thực tế đã chứng minh về tính hiệu quả và an toàn. Tất cả đều phải có kế hoạch, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bộ Y tế nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước để có quy định cách ly, xét nghiệm, trong đó có vấn đề xã hội hóa xét nghiệm phù hợp tình hình và điều kiện đất nước. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát các chính sách an sinh xã hội đã có, nghiên cứu, bổ sung chính sách mới.
Bộ Tài chính tiếp tục tổng hợp nhu cầu kinh phí mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch của các địa phương, nếu thiếu kinh phí cần tìm nguồn để xử lý kịp thời, nếu vướng mắc quy định thì chủ động xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền.
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải quy định về xuất nhập cảnh phù hợp tình hình.
Các bộ ngành, các tiểu ban của Ban Chỉ đạo quốc gia, các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện thật tốt, thật nghiêm các quy định đã được ban hành và rà soát, bổ sung các quy định nếu cần thiết; kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp phù hợp với tình hình; vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm… trong quá trình này./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28