Kiến tạo giao thông văn minh nhìn từ đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Cận cảnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngày đầu mở cửa Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức bàn giao, mở cửa đón khách Kỳ vọng bức tranh đường sắt đô thị Thủ đô |
Qua thống kê của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), ngày 2/9 Cát Linh - Hà Đông vận chuyển 55.980 hành khách - mức cao nhất kể từ khi đưa vào vận hành. Với lượng hành khách tham gia sử dụng ngày một tăng cao, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã và đang từng bước hình thành văn hóa tham gia giao thông công cộng, góp phần kéo giảm ùn tắc cho Thủ đô.
Những kết quả tốt đẹp
Ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), cho biết, trong dịp Quốc khánh, số lượng hành khách sử dụng tàu Cát Linh - Hà Đông có xu hướng tăng cao.
Cụ thể, ngày 1/9 tuyến Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển 34.861 hành khách. Riêng trong ngày 2/9, số lượng vận chuyển của tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông là 55.980 hành khách, xác lập kỷ lục khách đi tàu đông nhất kể từ khi đưa vào vận hành Cát Linh - Hà Đông.
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã góp phần hoàn thiện “bức tranh” giao thông Thủ đô ngày một thông thoáng, văn minh. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Theo ông Vũ Hồng Trường, ngày 6/11/2021 là cột mốc ghi dấu tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội cũng như của cả nước. Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được chính thức đưa vào vận hành khai thác trong sự mong đợi của các cấp lãnh đạo, của Hanoi Metro, của đông đảo người dân Thủ đô cũng như cả nước.
Đến nay, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã vận hành được gần 2 năm và bước đầu được đánh giá là thành công, được đông đảo người dân ghi nhận là phương tiện đi lại nhanh chóng, an toàn, xanh, sạch, đẹp.
Đặc biệt, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã làm thay đổi thói quen đi lại theo hướng chuyển dịch từ sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện công cộng đồng thời tạo dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh, lịch sự.
Đối tượng hành khách sử dụng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông làm phương tiện di chuyển phong phú và đa dạng các độ tuổi. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Thực tế cũng cho thấy, từ khi tuyến Cát Linh - Hà Đông đưa vào vận hành cũng từng bước thể hiện được tính ưu việt tự nhiên của phương thức vận tải khối lượng lớn hiện đại. Với sức hấp dẫn tự nhiên, tuyến đã thu hút được hành khách sử dụng.
Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, thành phố Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực lớn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường Vành đai, đường hướng tâm và đường trục chính đô thị. Các công trình lớn này từng bước thay đổi diện mạo Thủ đô, góp phần giảm ùn tắc giao thông. Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cũng xác định, mạng lưới đường sắt đô thị sẽ đóng vai trò tạo nên “khung xương sống” hoàn chỉnh cho hệ thống giao thông của Thủ đô, tạo cơ hội phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị. Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có thể được xem như dấu mốc đầu tiên cho xu thế phát triển vận tải công cộng hiện đại của Hà Nội. |
Không chỉ vậy, đến nay người dân đã chịu khó đi bộ 1-2km để tiếp cận đến các nhà ga. Nhiều hành khách cũng khẳng định, sau khi sử dụng tàu Cát Linh - Hà Đông để di chuyển, bản thân cũng thấy sự ưu việt và không muốn quay lại phương tiện giao thông cá nhân. Anh Ngô Minh Hoàn (trú tại Yên Nghĩa, Hà Đông) cho biết, bản thân anh thường xuyên sử dụng tàu Cát Linh - Hà Đông để di chuyển đến nơi làm việc và anh cảm nhận đây là loại hình vận tải hành khách mới, thuận tiện.
“Tôi là một trong những người đầu tiên mua vé tháng để phục vụ việc đi lại của mình. Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là loại hình vận tải tiên tiến, tốc độ di chuyển nhanh, đi tàu sẽ không phải chịu cảnh ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian đi lại, điều này khiến tôi rất yên tâm. Hơn nữa, khi đi tàu, tôi được ngắm không gian, ngắm cảnh Thành phố và thấy tự hào, thêm yêu Hà Nội”, anh Hoàn chia sẻ.
Hình thành văn hóa giao thông công cộng
Văn hóa - theo các nhà nghiên cứu, đây là gốc của một xã hội văn minh, tiến bộ. Theo thống kê, trên thế giới có gần 200 định nghĩa về văn hóa. Theo nghĩa chung nhất, văn hóa là những cốt lõi, tinh hoa về mặt tinh thần của một cộng đồng dân cư hay của một dân tộc. Ban đầu nói đến văn hóa là người ta nói đến các lĩnh vực như: Văn hóa, văn học, văn nghệ, nghệ thuật, biểu diễn…. Tuy vậy, cùng với sự phát triển và tiến bộ của văn minh nhân loại, khái niệm văn hóa ngày càng được mở rộng sang mọi mặt của đời sống xã hội và được sử dụng trên nhiều lĩnh vực như: Văn hóa ẩm thực, văn hóa lễ hội, văn hóa du lịch, văn hóa tâm linh, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa giao thông…
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh, hiện đại của con người khi tham gia giao thông.
Với vận tốc di chuyển nhanh, hành khách đi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ không còn phải chịu cảnh lưu thông ùn tắc. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Đáng chú ý, trong văn hoá giao thông có ba tiêu chí được thể hiện ra ngoài đó là về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Luận giải vấn đề trên góc nhìn của một chuyên gia giao thông, ông Vũ Hồng Trường cho rằng, nội hàm của khái niệm “văn hóa giao thông” có thể tóm tắt ở bốn điểm chính. Cụ thể, một là nhận thức của người tham gia giao thông về ý nghĩa, tầm quan trọng của giao thông, những tác động của giao thông đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao dân trí, bảo vệ môi trường. Để từ đó có hành vi ứng xử chuẩn mực.
Hai là, văn hóa giao thông được đánh giá thông qua tính tự giác, nghiêm chỉnh, nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông, chấp hành những quy định về tiêu chuẩn của phương tiện khi tham gia giao thông, điều kiện của của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.
Ba là, có thái độ, hành vi ứng xử đúng mực khi tham gia giao thông thể hiện qua việc nghiêm khắc với những người vi phạm luật lệ giao thông như: Vượt đèn đỏ, đi không đúng làn đường… Ngược lại luôn giữ thái độ thân thiện, nhường nhịn mọi người tại các điểm ùn tắc, tại các nút giao thông và đặc biệt không sử dụng vỉa hè làm nơi để di chuyển bằng phương tiện cá nhân của mình. Sẵn sàng hỗ trợ những người yếu thế, những người bị va chạm, tai nạn giao thông trên đường đặc biệt là khi bản thân là đối tượng gây ra hoặc bị gây ra va chạm, tai nạn giao thông cần giữ bình tĩnh, có thái độ ứng xử lịch sự và luôn coi sức khỏe, tính mạng con người là trên hết.
Hiện đường sắt đô thị đã kết nối với mạng lưới vận tải hành khách công cộng như xe buýt, xe đạp công cộng... tạo điều kiện thúc đẩy việc di chuyển của người dân hết sức thuận lợi. |
Đáng chú ý, theo ông Vũ Hồng Trường, điểm thứ tư mang tính cốt lõi, thể hiện đỉnh cao của văn hóa giao thông chính là việc người dân có ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng thông qua hành vi lựa chọn phương tiện đi lại hàng ngày. Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân chiếm dụng lòng đường nhiều, gây ô nhiễm, nguy cơ tai nạn giao thông để chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng là phương tiện đi lại yêu thích vì sự phát triển bền vững của đô thị.
Rõ ràng, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã và đang làm tốt những điều này, qua đó góp phần xây dựng văn hóa giao thông hiện đại, văn minh, an toàn và thân thiện cho con người. Đặc biệt, xét trên nhiều góc độ, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã và đang góp phần thúc đẩy giao thông Thủ đô ngày một đồng bộ, từng bước hình thành văn hóa giao thông mới.
Ở nét văn hóa văn minh này, người dân thấy tiện lợi, ổn định, không bị ảnh hưởng tắc đường... Đặc biệt, hành khách sử dụng đường sắt đô thị làm phương tiện đi lại đã sẵn sàng chấp nhận đi bộ xa hơn trước đây; họ sử dụng xe buýt, xe đạp công cộng để kết nối ở các nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị… điều này góp phần hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông cho Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56