Kỳ vọng bức tranh đường sắt đô thị Thủ đô

(LĐTĐ) Việc đưa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành đã và sẽ từng bước định hình bức tranh tổng thể về mạng lưới đường sắt đô thị - “xương sống” của hệ thống vận tải hành khách công cộng Thủ đô trong tương lai.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức bàn giao, mở cửa đón khách Khởi đầu cho loại hình vận tải công cộng mới

Thu hút người dân

Những ngày này, rất đông người dân Hà Nội đã có mặt tại các nhà ga dọc tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông để được trải nghiệm đi tàu miễn phí. Hầu hết mọi người ai nấy đều phấn khởi, vui mừng khi được đi tàu sau nhiều năm mong ngóng.

Kỳ vọng bức tranh đường sắt đô thị Thủ đô
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông góp phần từng bước đồng bộ giao thông Thủ đô, giúp giảm phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông. Ảnh: Phương Ngân

Trong dòng người xếp hàng ở ga Yên Nghĩa, ông Đào Văn Khương, sinh năm 1934, trú tại huyện Phú Xuyên nổi bật với cặp kính lão và chiếc khẩu trang y tế nghiêm trang trên khuôn mặt. Chiếc mũ nồi đội ngay ngắn trên đầu không che hết được mái tóc bạc phơ của ông. Hỏi chuyện mới biết, để đi tàu Cát Linh – Hà Đông ông đã thức dậy từ 5 giờ sáng để sẵn sàng cho hành trình vượt qua gần 30 cây số từ nhà lên ga Yên Nghĩa. “Tôi thức dậy từ 5 giờ sáng để nhờ cháu chở ra bến xe buýt để đi ra ga Yên Nghĩa, trải nghiệm tàu” – ông Khương chia sẻ. Sau trải nghiệm đáng nhớ, người đàn ông ở độ tuổi xưa nay hiếm này vẫn không quên đưa ra đánh giá về hành trình mình vừa được trải nghiệm. Theo ông, tàu điện của đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là loại hình vận tải công cộng hiện đại, nhanh chóng và rất an toàn. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên phục vụ và hướng dẫn đều rất chuyên nghiệp.

Giống như ông Khương, chị Nguyễn Thị Thảo, nhà ở phố Đê La Thành, quận Đống Đa kể, mấy hôm nay nghe tin tuyến đường sắt trên cao vận hành và tham gia chở khách, chị vừa háo hức vừa thấp thỏm. “Cả đêm qua tôi không ngủ, sáng nay tôi đến ga từ rất sớm, bây giờ được ngồi trên chuyến tàu này, tôi rất vui và xúc động. Sau thời gian dài chờ đợi thì cuối cùng người dân Thủ đô cũng đã được chứng kiến đoàn tàu này đi vào hoạt động” – chị Thảo chia sẻ. Chị Thảo cho biết, tàu Cát Linh – Hà Đông di chuyển rất êm và nhanh, rất tiết kiệm thời gian, không bị ùn tắc như đi ô tô, xe máy. Với nhiều ưu điểm như vậy, chị Thảo rất kỳ vọng Thành phố sẽ có thêm nhiều tuyến đường sắt đô thị, mở rộng và kết nối với các khu vực ngoại thành để việc đi lại được thuận tiện, đỡ ùn tắc hơn.

Đánh giá cao ý nghĩa quan trọng trong giao thông công cộng và khởi đầu cho quy hoạch đường sắt đô thị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2030 thì sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị kết nối xuyên tâm và Vành đai. Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng cho biết, Cát Linh – Hà Đông được xác định đây là dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô, là khởi đầu cho việc triển khai thực hiện quy hoạch đường sắt đô thị đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chia sẻ về tuyến đường sắt đô thị này, ông Vũ Hồng Phương - Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã được Bộ GTVT nghiệm thu hoàn thành, đảm bảo tuân thủ đúng quy định và Hội đồng Kiểm tra Nhà nước đã chấp thuận kết quả nghiệm thu, đủ điều kiện bàn giao dự án đưa vào khai thác. Vào thời điểm bàn giao, toàn tuyến đã hoàn thành vận hành thử 70.000km đạt kết quả an toàn tuyệt đối.

Khẳng định tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một trong những dự án đặc biệt quan trọng trong kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhận định, việc dự án được đưa vào khai thác góp phần giảm ùn tắc giao thông và đẩy mạnh đầu tư vận tải hành khách công cộng cho thành phố Hà Nội. Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, để dự án phát huy hiệu quả tối đa thì cần phải có sự kết nối đồng bộ giữa các loại hình giao thông khác cũng như sớm hoàn thiện hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch phát triển giao đã được thông qua.

Sẵn sàng mở rộng mạng lưới

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có thể được xem như dấu mốc đầu tiên cho xu thế phát triển vận tải công cộng hiện đại của Hà Nội. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, tuyến đường sắt này trong tương lai gần sẽ mang lại hiệu quả đột phá từ tính chất vận tải khối lượng lớn của mình, chuyên chở cả nghìn hành khách trên mỗi chuyến, góp phần tăng cường năng lực của tất cả các loại hình vận tải hành khách công cộng khác.

Chẳng hạn, trên dọc hành lang đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, có 55 tuyến buýt có trợ giá kết nối ngang và dọc. Nhà ga ít nhất có 7 tuyến xe buýt kết nối. Tại điểm đầu cuối là ga Cát Linh và Yên Nghĩa là 16 tuyến. Các nhà ga có bố trí điểm gửi xe máy, xe đạp. Giá vé của tuyến đường sắt cũng được xây dựng trên cơ sở khuyến khích người dân sử dụng vận tải hành khách công cộng. Giá vé chặng 8.000 - 15.000 đồng, giá mở cửa 7.000 đồng, cứ đi 1km cộng thêm 600 đồng; giá vé ngày là 30.000 đồng. Giá vé tháng phổ thông 200.000 đồng/người, với đối tượng ưu tiên là 100.000 đồng/tháng. Các đối tượng được miễn phí xe buýt cũng sẽ được miễn phí sử dụng đường sắt đô thị.

Chia sẻ về kế hoạch vận hành tuyến Cát Linh – Hà Đông thời gian tới, ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, kế hoạch vận hành giai đoạn đầu tính tối thiểu 1 năm từ thời điểm bàn giao. Trong đó, 6 tháng đầu sau tiếp nhận sẽ vận hành từ thấp đến cao để phù hợp với mức độ sử dụng dịch vụ của người dân và điều hành một cách linh hoạt. Chẳng hạn, giờ mở tuyến 5h và đóng tuyến 23h, 1 tuần đầu 15 phút/chuyến, tuần sau 10 phút chuyến, nhưng nếu khách đông sẽ điều chỉnh tần suất giờ tàu chạy nhằm tiết kiệm và hiệu quả. Trong vòng 15 ngày đầu, tuyến Cát Linh – Hà Đông sẽ miễn phí hành khách đi tàu, sau đó mới bắt đầu thu tiền. 6 tháng sau, sẽ mở tuyến từ 5h30 và đóng tuyến 23h30, tần suất 6 phút/chuyến.

Đánh giá cao ý nghĩa quan trọng trong giao thông công cộng và khởi đầu cho quy hoạch đường sắt đô thị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2030 thì sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị kết nối xuyên tâm và Vành đai. Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng cho biết, Cát Linh – Hà Đông được xác định đây là dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô, là khởi đầu cho việc triển khai thực hiện quy hoạch đường sắt đô thị đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan chủ động phối hợp với chủ đầu tư và các cơ quan liên quan của Bộ GTVT, Tổng thầu… để triển khai thực hiện dự án; khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức giao thông góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa dự án đầu tư vào khai thác, vận hành. Trong tương lai gần, ngoài kết nối giữa khu vực nội đô lịch sử là Đống Đa ra khu vực có nhịp đô thị hóa mới là Hà Đông thì dự kiến tuyến đường sắt đô thị này sẽ được kéo dài đến khu vực đô thị vệ tinh Xuân Mai.

Khách quan nhìn nhận, thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, thành phố Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực lớn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường Vành đai, đường hướng tâm và đường trục chính đô thị. Các công trình lớn này từng bước thay đổi diện mạo Thủ đô, góp phần giảm ùn tắc giao thông. Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cũng xác định, mạng lưới đường sắt đô thị sẽ đóng vai trò tạo nên bộ khung xương sống hoàn chỉnh cho hệ thống giao thông của Thủ đô, tạo cơ hội phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cũng khẳng định, ngoài đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, trong tương lai giao thông Thủ đô sẽ ngày một đồng bộ. “Tương lai các tuyến sẽ được phát triển đầy đủ với tuyến Vành đai, tuyến xuyên tâm, tuyến lên Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, tuyến trùng Vành đai 2,5, Vành đai 3, Vành đai 4… góp phần đồng bộ hóa giao thông, giảm ùn tắc” - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh./.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.
Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/9, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Khẩn trương chi viện dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Khẩn trương chi viện dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 16h30 tại xưởng in diện tích khoảng 300m2 ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người lo lắng...
Tin bão khẩn cấp: Chỉ còn vài tiếng nữa bão số 4 gió giật cấp 11 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Quảng Trị

Tin bão khẩn cấp: Chỉ còn vài tiếng nữa bão số 4 gió giật cấp 11 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Quảng Trị

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 11h ngày 19/9, vị trí tâm bão số 4 (tên quốc tế là Soulik) trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10. Dự kiến chiều nay, bão số 4 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

(LĐTĐ) Vào 4h sáng nay, cầu Ngòi Móng trên ĐT445 tỉnh Hoà Bình đã bị sập, rất may không có thiệt hại về người.
2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Vụ tai nạn giữa 2 xe giường nằm chở khách xảy ra rạng sáng nay tại cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 2 người chết, nhiều người bị thương.
Đưa phố phường trở lại xanh - sạch - đẹp

Đưa phố phường trở lại xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Chung sức, đồng lòng, cùng với các lực lượng chức năng, công nhân môi trường, những ngày qua đông đảo nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cùng tham gia tổng vệ sinh, vận chuyển rác thải, cành cây do cơn bão số 3 làm gẫy đổ, tồn đọng nhằm trả lại cảnh quan đô thị sạch đẹp. UBND các phường cũng tổ chức phun khử khuẩn để phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão.
Tin bão mới nhất: Bão số 4 gió giật cấp 10 áp sát vùng biển Đà Nẵng, gây mưa rất lớn

Tin bão mới nhất: Bão số 4 gió giật cấp 10 áp sát vùng biển Đà Nẵng, gây mưa rất lớn

(LĐTĐ) Theo dự báo, bão số 4 cường độ không mạnh như siêu bão Yagi, gió chỉ giật đến cấp 10. Tuy nhiên, bão số 4 sẽ gây ra một đợt mưa khá lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi từ Thanh Hóa đến Quảng Nam. Chính vì vậy, người dân các địa phương tuyệt đối không được chủ quan.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/9, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng.
Thời tiết mới nhất: Cảnh báo mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội, đề phòng ngập úng

Thời tiết mới nhất: Cảnh báo mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội, đề phòng ngập úng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 19/9, mây đối lưu tiếp tục phát triển, mở rộng, có khả năng gây mưa rào và dông cho các khu vực nội thành Hà Nội như: Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm...
Xem thêm
Phiên bản di động