Lo ngại về "thao túng" thị trường bất động sản?

Nguồn cung giảm sâu, vướng mắc về thủ tục hành chính, cơ chế chính sách, trong khi đó "sốt đất" lại xảy ra do sự tiếp tay của một nhóm đầu tư, môi giới BĐS. Cùng đó là những nghi vấn doanh nghiệp (DN) sử dụng chiêu trò nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua đấu giá đất, góp phần đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển không bền vững, tiềm ẩn rủi ro... là thực tế đáng lo ngại đang diễn ra.
Chuyển đổi số thị trường bất động sản để tăng tính minh bạch Nhiều quy định mới sẽ tác động đến thị trường bất động sản

Những khoảng sáng- tối của thị trường

Số liệu từ Bộ Xây dựng cho biết, trong năm 2021 nguồn cung thị trường BĐS chỉ bằng 50% so với năm 2020, cả nước có 201 dự án nhà ở thương mại và 6 dự án nhà ở hội được cấp phép mới. Lượng giao dịch chỉ bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020. Nắm bắt được thời cơ này, một số nhà đầu cơ đã bắt tay với lực lượng môi giới bày chiêu trò thổi giá đất ở khắp các khu vực trên cả nước, nhất là thời điểm đầu năm, một số địa bàn ghi nhận mức tăng kỷ lục, như: Hòa Bình (tăng 102%), Ba Vì – Hà Nội (75%), Thanh Hóa (76%), Đà Nẵng (32%), Kiên Giang (38%), Bà Rịa – Vũng Tàu (24%). Cá biệt ở Bắc Giang, Ninh Bình, Thái Nguyên còn tăng từ 150 – 300%.

"Cơn sốt" đất khiến cho cơ quan quản lý Nhà nước đứng ngồi không yên, Bộ Xây dựng liên tục phát đi văn bản yêu cầu các tỉnh thành phố trên cả nước siết chặt quy định về giao dịch BĐS, nhà ở. Chính quyền địa phương buộc phải vào cuộc, gần như ngay lập tức “cơn sốt” bị dừng lại, không chỉ vậy sau khi có sự can thiệp, một số địa bàn giá BĐS còn bị kéo về mặt bằng trước thời điểm “đỉnh sốt”.

Lo ngại về
Việc kinh doanh BĐS vẫn bị tư duy theo kiểu ''chộp giật''.

Không chịu khuất phục, để xoay trở tình hình, nhiều nhà đầu tư, DN tiếp tục làm rung chuyển thị trường thông qua đấu giá đất. Việc đấu giá đất vốn được xem là hình thức công khai, minh bạch nhất, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác, chưa thể khẳng định DN có đi đến tận cùng dự án đấu giá hay không, nhưng ngay lập tức trở thành “đòn bẩy” tăng giá, kiếm thêm lợi nhuận ở những dự án khác mà DN đang sở hữu gần khu vực tham gia đấu giá.

Điển hình là vụ đấu giá 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh) cao gấp 7 - 8 lần giá khởi điểm, chia bình quân mỗi mét vuông đất đấu giá lên tới xấp xỉ 1,25 tỷ đồng/m2 – mức giá “trên trời”, ngang ngửa những khu vực đắt đỏ nhất thế giới là Tokyo, Hong Kong, trong khi khu vực này vẫn còn thiếu rất nhiều điều kiện hạ tầng.

Một lần nữa, Bộ Xây dựng lại như “ngồi trên đống lửa”, sau khi Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu rà soát tình hình thực hiện đấu giá đất thời gian qua. Mới đây, Bộ này tiếp tục ban hành văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện việc rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp biểu hiện bất thường, nhằm kiểm soát nguy cơ xảy ra bong bóng BĐS.

Đáng chú ý, năm 2021 cũng là năm diễn ra rất nhiều vụ khởi tố, bắt giam nhiều cá nhân, DN liên quan đến việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, trốn thuế trong giao dịch BĐS, hay việc dùng chiêu trò hạ giá thẩm định dự án đấu giá đất nhằm thu lợi bất chính, gây thất thoát ngân sách Nhà nước, điển hình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) cũng được đưa ra ánh sáng.

Và cả câu chuyện liên quan đến tranh chấp quỹ bảo trì (2%) ở những dự án nhà chung cư lên đến đỉnh điểm sau nhiều năm, buộc một số địa phương phải ban hành quyết định khởi tố hình sự, truy cứu trách nhiệm đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định.

Pháp lý – nguồn gốc của bất cập?

“Nhìn chung, sự phát triển của thị trường BĐS chưa thực sự bền vững, tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Tình trạng tổ chức, cá nhân, DN vi phạm quy định pháp luật còn xảy ra tại một số địa phương. Cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường ánh chưa đầy đủ, thiếu minh bạch. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa đáp ứng yêu cầu quy định...”, đây là nội dung chính được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề cập đến trong văn bản số 5370/BXD-QLN (ngày 24/12/2021) của Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương đánh giá, kiểm soát nguy cơ xảy ra bong bóng BĐS, tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường.

Ngoài ra, văn bản cũng nêu rõ, một số địa phương đã xảy ra vụ việc, hiện tượng như: DN triển khai việc kinh doanh chưa đủ điều kiện pháp lý; chuyển nhượng đất đai, phân lô bán nền trái quy định, gây ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển lành mạnh của thị trường. Trường hợp giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm có thể tạo tác động tiêu cực đối với thị trường.

Xoay quanh vấn đề này, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội Nguyễn Thế Điệp cho rằng, bất cập nảy sinh đối với thị trường BĐS thời gian qua do quy định của pháp luật không theo kịp sự phát triển của thị trường, đặc biệt là Luật Đất đai. Công tác quản lý quy hoạch thiếu hiệu quả, đấu thầu, đấu giá không minh bạch khiến hàng loạt dự án không thể triển khai hoặc bị chậm do phải điều chỉnh quy hoạch liên tục.

“Nhưng điều đáng quan ngại nhất là nhiều nhà đầu tư, DN kinh doanh BĐS theo kiểu “chộp giật” đã kìm hãm, kéo lùi sự phát triển của thị trường. Trong khi cơ chế chậm thay đổi làm ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh của DN, chính quyền địa phương không có căn cứ để giải quyết khó khăn, vướng mắc” – ông Nguyễn Thế Điệp nhìn nhận.

Còn theo Viện trưởng Viện nghiên cứu, đào tạo BĐS Nguyễn Đức Lập, để thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững cần tập trung một số giải pháp: Hoàn thiện thể chế nhằm hạn chế chồng chéo, ràng buộc bởi nhiều luật, bộ luật khác nhau; Luật phù hợp xu hướng mở của xã hội, nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ; Các cấp chính quyền tập trung tháo gỡ khó khăn làm trong sạch môi trường kinh doanh, đầu tư. Đề xuất, xây dựng kế hoạch chi tiết đưa quy định pháp luật vào thực tiễn, tránh để tắc nghẽn, bị động tạo quyết định sai luật, gây ra hậu quả đáng tiếc; hoàn thiện cổng thông tin Quốc gia về quy hoạch công khai, minh bạch trình tự thủ tục, tiến độ thực hiện dự án; phát triển, đào tạo đội ngũ chuyên trách pháp chế cho các địa phương.

Nhiều chuyên gia đều chung nhận định, thị trường BĐS năm 2022 sẽ phục hồi mạnh mẽ và nhiều tiềm năng phát triển. Song, thực tế cũng không ít ý kiến lo ngại khi thị trường có bàn tay “thao túng” của những DN, cũng như những người làm môi giới BĐS thì thị trường BĐS 2022 sẽ đi về đâu?. Bởi vậy, theo các chuyên gia rất cần sự "chấn hưng" thị trường từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước để thị trường BĐS phát triển minh bạch, bền vững.

Người có đất thì "hô" giá trên trời, nhà đầu cơ thì tha hồ "thổi giá", người mua ái ngại, cuối cùng không có mấy giao dịch, đường cung - đường cầu khó gặp nhau. Giá BĐS tăng quá cao không đi kèm với giá trị, mang đến nguy cơ bong bóng trong tương lai, chỉ cần cú sốc thì thị trường sẽ gánh hệ lụy lớn – Chuyên gia kinh tế TS Lê Xuân Nghĩa.
"Thời gian qua, chuyên gia, nhà quản lý bàn rất nhiều về chuyện sửa đổi luật, nhưng điều quan trọng nhất là sự đồng bộ giữa các luật. Tôi cho rằng, gốc của vấn đề là Luật Đất đai, nếu không sửa đổi và chính xác Luật Đất đai thì rất khó để triển khai các luật khác. Sẽ nảy sinh nhiều sai phạm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường" – Luật sư Trương Quang Đức.

Theo Doãn Thành/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/tu-duy-chop-giat-kim-ham-su-phat-trien-cua-thi-truong-444871.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 300 hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2024) đã lựa chọn 12 tác giả, tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 27/9 tới đây.
Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

(LĐTĐ) Để Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 có sức lan tỏa mạnh mẽ tới toàn xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phổ cập, truyền thông bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.
Nhận định, dự đoán tỷ số West Ham - Chelsea: Chelsea gặp khó ở derby, trận đấu không nhiều bàn thắng

Nhận định, dự đoán tỷ số West Ham - Chelsea: Chelsea gặp khó ở derby, trận đấu không nhiều bàn thắng

(LĐTĐ) Chelsea hiện tại có phong độ ổn định nhưng được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn trước chủ nhà West Ham ở vòng 5 Premier League diễn ra lúc 18h30 hôm nay (21/9).
Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường tại thành phố Hà Nội không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính phường.
Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

(LĐTĐ) Tối 20/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Chương trình “Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024” với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”.

Tin khác

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

(LĐTĐ) Tính đến hôm nay (16/9), chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng đều bị bỏ cọc.
Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

(LĐTĐ) Các luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và luật đầu tư bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, rất khó để có thể có sự tăng trưởng đột biến về giá cũng như nguồn cung trong thị trường, do cần có một khoảng thời gian để các luật này đưa vào thực tiễn đời sống. Trong bối cảnh thị trường còn khó đoán định, phân khúc nhà ở chung cư vừa túi tiền vẫn sẽ giữ đà phục hồi và dẫn dắt thị trường trong 6 tháng cuối năm.
Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

(LĐTĐ) Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, việc đấu giá đất vùng ven do các huyện thực hiện có giá cao vọt lên so với giá mặt bằng chung của thị trường, thậm chí có nơi gấp từ 2 - 3 lần. Hiện, Sở đang phối hợp với cơ quan Công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng đi “kích sóng” đất nền.
Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài xuyên đêm. Nhiều lô có giá đấu trúng gấp 10 lần giá khởi điểm, thậm chí có lô mức giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2, cao gấp gần 18 lần so với giá khởi điểm.
Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) thu hút 700 hồ sơ tham gia. Đáng chú ý, có nhà đầu tư tham gia đấu giá 17/19 lô đất.
Xem thêm
Phiên bản di động