Lớp học “xóa mù chữ” giữa lòng Hà Nội
Truyền cảm hứng cho học sinh từ “sân khấu hóa" lớp học Quảng Bình: Điều tra nguyên nhân trẻ mầm non tử vong tại lớp học Người thắp chữ và tình yêu thương cho các trẻ em nghèo |
Lớp học của tình thương người, yêu nghề
Cứ đều đặn vào lúc 7 giờ sáng từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, tại nhà Hội họp G5 phường Thanh Xuân Nam luôn vang lên những thanh âm trong trẻo, tiếng giảng bài của cô giáo, tiếng học sinh tập đọc, tập tính. Được biết lớp học “xóa mù chữ” này được thành lập ngày 16/1/1998 và điều khiến lớp học được duy trì cho đến thời điểm hiện tại là nhờ tấm lòng yêu thương bao la đối với trẻ em và sự nhiệt huyết của cô giáo Huyền.
Suốt 25 năm qua, đều đặn từ sáng thứ hai đến sáng thứ sáu, cô giáo Huyền mở lớp dạy chữ cho các học trò đặc biệt. |
Nghe cô kể về những ngày đầu tiên mở lớp mới thấy những khó khăn thật không dễ để vượt qua. “Ban đầu tôi cũng rất khó khăn, không có tiền, không có sẵn phòng học. Tôi nghĩ đủ mọi cách để có thể giúp đỡ học sinh nghèo, có thời điểm tôi đã phải bán cả bộ ghế sofa của gia đình được 500.000 đồng lấy tiền để mở lớp học cho các em”, cô Huyền bồi hồi nhớ lại.
Lớp học những ngày đầu tiên chỉ vỏn vẹn có 6 học sinh, sau tăng dần lên 10 đến 15 em, đủ mọi lứa tuổi, hoàn cảnh. Lớp duy trì học 13 năm tại tòa H10, do sĩ số ngày càng tăng nên may mắn nhờ sự giúp đỡ, cô mượn được phòng họp của Hội Phụ nữ Tổ dân phố số 6 (phường Thanh Xuân Nam) cho đến nay.
Học sinh của cô Huyền không chỉ được học miễn phí, mà các em còn được cô hỗ trợ giấy bút, sách vở. Các em học sinh được cô chỉ dạy về cả kiến thức lẫn cách làm người, rèn luyện tính kiên trì và nghị lực để vươn lên mọi hoàn cảnh... Những câu chuyện, những đề văn về đạo hiếu, nghĩa cử cao đẹp thường là những nội dung được cô ưu tiên trong quá trình giảng dạy.
Mỗi học sinh trong lớp học tình thương của cô Huyền là một hoàn cảnh khác nhau. |
Cô chia sẻ thêm, cô luôn cảm nhận bản thân là một người lái đò, mặc dù có những vất vả nhưng cô không cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần nhìn học trò tiến bộ từng ngày, biết được nét chữ, con số, có nơi để học, không phải đi lang thang là cô vui rồi.
Phụ huynh em Trương Cẩm Tú (học sinh bị thiểu năng trí tuệ) cho biết: “Con học 5 năm ở Trường Tiểu học nhưng tiếp thu rất kém, không nhớ được mặt chữ cái, từ khi chuyển sang lớp học tình thương, nhờ có cô Huyền mà con tiến bộ hơn rất nhiều. Sau 2 tháng theo học tại lớp, con đã biết đọc, biết viết”.
Tận tâm kiên trì suốt 25 năm qua
Cô Huyền tâm sự: “Có những người bảo tôi tuổi này sao không nghỉ ngơi, còn đi dạy học làm gì cho vất vả? Tôi luôn vui vẻ trả lời yêu nghề bao nhiêu, yêu người bấy nhiêu, bản thân tôi luôn hạnh phúc khi được mang kiến thức truyền lại cho học sinh.
Các em học sinh ở đây mỗi em có một hoàn cảnh gia đình khác nhau. Có em thì bố mẹ ly hôn, em thì bố hoặc mẹ vướng vào vòng lao lý, em thì hoàn cảnh gia đình khó khăn không có tiền đi học, em thì bị bệnh tự kỷ… Nhìn những học sinh của mình có hoàn cảnh như vậy, bản thân tôi rất thương các em".
Cô giáo Phạm Thị Huyền cùng học trò trong một chuyến trải nghiệm thực tế tại vườn thú Hà Nội |
Ngoài dạy văn hóa, cô giáo Huyền còn dạy các em những công việc thường ngày như nấu cơm, cắm hoa… mục đích giúp các em có thêm nhiều kĩ năng để tự chăm sóc bản thân. Vào các ngày lễ, Tết, cô lại vận động sự ủng hộ của các nhà hảo tâm nhằm đem lại những món quà hay những chuyến tham quan trải nghiệm thực tế để động viên học trò.
Trong suốt quãng thời gian 25 năm “gieo chữ”, hơn 200 học sinh đã được cô giáo Huyền dạy dỗ, nhiều em đã có đủ kiến thức để vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Nhiều em sau khi tốt nghiệp, có được việc làm ổn định và có thể tự chăm lo cho cuộc sống sau này.
Dưới sự dìu dắt, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo Huyền, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được biết đến chữ cái, được cắp sách đi học, học sinh trong lớp của cô đều sống rất tình cảm, quý mến nhau như một gia đình. Với các học trò, cô và lớp học tình thương chính là ngọn đuốc soi sáng con đường các em bước đến tương lai. Hy vọng lớp học tình thương ấy sẽ luôn được gìn giữ, phát triển để những học sinh hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn có một môi trường tốt để học tập.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50