Ngày xuân ở những làng chèo

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống nghệ thuật Thủ đô Hà Nội, chèo có một vị trí khá quan trọng. Đặc biệt, ở vùng ngoại thành trước đây, nhiều làng chèo đã được hình thành, không ít nghệ nhân, nghệ sĩ vẫn từng ngày bảo tồn làn điệu chèo, năng động trong các hoạt động giao lưu, biểu diễn, giúp tôn bồi những giá trị nghệ thuật truyền thống của đất nghìn năm văn hiến.
Sức sống mãnh liệt của nghệ thuật chèo Người hết mình vì nghệ thuật chèo

Đam mê gìn giữ nghệ thuật chèo

Mùa Xuân, theo điệu chèo Đào liễu, chúng tôi tìm về làng cổ Đông Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm). Đông Ngạc khá nổi với Đội Văn nghệ Nhật Tảo 4, có nhiều ca sĩ nhỏ tuổi giỏi múa hát, lại hăng hái trong hoạt động xã hội tại địa phương.

Ngày xuân ở những làng chèo
Làng chèo Trung Lập, huyện Phú Xuyên.

Nhiều năm qua, phong trào hát chèo phát triển, nhiều buổi diễn văn nghệ, giao lưu được tổ chức, nhất là vào mỗi dịp xuân, lễ hội. Chị Hồng Nhung, thành viên Đội Văn nghệ Nhật Tảo 4, tâm sự: “Các thành viên của đội hoạt động khá bài bản, ca sĩ được luyện giọng tương đối tốt, chúng tôi còn có biên đạo múa, đạo diễn. Dù chỉ là đội văn nghệ địa phương, nhỏ, nhưng các thành viên trong đội đều nhiệt tình, mong muốn đóng góp một phần sức mình vào việc gìn giữ chiếu chèo, phát huy giá trị văn hóa chung của thành phố”.

Cạnh phường Đông Ngạc, nhiều năm qua Đội Văn nghệ Tân Hoàng (phường Cổ Nhuế 1) đã đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, tuyên truyền về tinh thần đoàn kết, đẩy lùi tệ nạn xã hội trong từng ngõ phố, xóm trọ, khu dân cư. Nghệ sĩ Trúc Mai, thành viên Đội Văn nghệ Tân Hoàng, tự tin nói: “Trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều cái bị mất đi. Với những làn điệu chèo cũng bị mai một. Nhưng ở thời nào thì văn nghệ nói chung vẫn có đất sống”.

Các cụ già ở phường Đông Ngạc cho biết, ngày xưa sông Nhuệ là một tuyến giao thông đường thủy. Những bến sông không chỉ neo đậu thuyền, vận chuyển hành khách, hàng hóa mà còn là những “bến hát”, tổ chức văn nghệ vào dịp lễ hội, những đêm trăng thanh gió mát. Đội Văn nghệ Tân Hoàng có hơn 50 thành viên, trong đó có cả những em học sinh tiểu học, những ca sĩ ở tuổi 60 vẫn say mê văn nghệ, hát chèo. Nhờ những hoạt động sôi nổi, chèo không còn “đóng hộp” trên sân khấu mà được đưa trở lại với đúng không gian diễn xướng như đình làng, hội xuân, các dịp kỷ niệm, hội nghị của địa phương. Để tạo sự đa dạng, các nghệ sĩ hát chèo phải luyện tập, hát thêm ca khúc cách mạng, nhạc hiện đại.

Từ “thượng nguồn” của sông Nhuệ hiền hòa, đến nhiều xã ở đoạn sông chảy qua huyện Thường Tín, Phú Xuyên đều có những Đội văn nghệ, đến nay vẫn duy trì và gìn giữ nghệ thuật chèo truyền thống. Một ngôi làng khác cũng nhiệt tình với chèo và giữ được nếp truyền thống trong các lễ hội mùa Xuân là làng Nghiêm Xá (xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín) đây là đất hiếu học và những người nông dân cũng rất đỗi yêu chèo, họ cũng đã chung tay đưa Đội chèo Nghiêm Xá phát triển, họ biết cách để chèo ngấm vào đời sống.

Sau những ngày tháng làm đồng ruộng mệt nhọc, họ ngồi hát cho nhau nghe hoặc đi giao lưu với các đội bạn trong huyện, thành phố và cả những tỉnh lân cận. Người được người dân trong làng kính trọng nhất là ông Nguyễn Hữu Bột. Ông được gọi là “Cụ vác tù và hàng tổng”. Nhiều năm giữ cương vị là chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình văn hóa, Đội trưởng Đội chèo Nghiêm Xá, ông Bột là người thuộc nhiều làn điệu chèo cổ.

Khi ông yếu, không hát được nữa thì lần lượt các ông Nguyễn Hữu Ích, bà Nguyễn Thị Hời, ông Phạm Anh Hóa lên thay. Ngày nay, chèo trở nên xa lạ với nhiều người trẻ, thì Nghiêm Xá vẫn dành cho chèo một tình yêu trọn vẹn. Ngày Tết, làng không chỉ giữ tục gói bánh chưng, đụng lợn mà còn đón Tết bằng… chèo. Nhiều năm qua, Đội chèo Nghiêm Xá hoạt động rất tốt, biểu diễn ở nhiều nơi. Tham gia giao lưu với các đội bạn và là một đội mạnh, nổi tiếng trong địa bàn thành phố Hà Nội và lan ra các tỉnh bạn.

Vừa làm ruộng vừa hát chèo

Rời Nghiêm Xá, chúng tôi tìm về làng Trung Lập (thuộc xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên). Nơi đây cũng có nhiều nông dân chân lấm tay bùn nhưng rất đỗi yêu chèo. Ông Lê Trung Đản, người dân ở làng, chia sẻ: “Khi công việc

nhà nông đỡ bận rộn, người nông dân chúng tôi lại tụ tập nhau lại, học hát và cất lên những giai điệu ca ngợi cuộc sống ân nghĩa thuỷ chung, tình yêu quê hương đất nước. Dù nhiều người đã lên chức ông, chức bà, nhưng khi tham gia hát họ như được quay trở về thuở mười tám, đôi mươi”.

Ông Nguyễn Văn Quảng, một người có nhiều công đóng góp cho Đội chèo Trung Lập, chia sẻ: “Cha ông chúng tôi thành lập Đội văn nghệ của làng từ năm 1936. Ngày đó chỉ có hát cải lương, sau đó thêm môn hát tuồng, đến năm 1969 thì chuyển sang hát chèo và đổi tên là Đội chèo Trung Lập. Những cụ có công khơi dậy phong trào và thành lập đoàn là cụ Lê Đình Nguyên, Lê Trung Đàn, Nguyễn Văn Bất... con cháu các cụ sau đó đều là diễn viên và trở thành những thế hệ kế tiếp nhiệt tình gìn giữ tích chèo cổ”.

Ngày xuân ở những làng chèo
Đội Văn nghệ Tân Hoàng (phường Cổ Nhuế 1) đi giao lưu.

Trung Lập là ngôi làng thuần nông, ngày xưa có nghề vác đất, đắp đất cho rất nhiều nơi để kiếm sống. Cái đói cái nghèo có thể vắt kiệt sức lực, nhưng không sao kiềm chế được tình yêu của họ đối với chèo. Khi chiến tranh xảy ra, người Trung Lập tích cực tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người đã hy sinh anh dũng. Ai còn sống sót, trở về sau ngày thống nhất đất nước thì tiếp tục củng cố Đội hát chèo.

Đội chèo Trung Lập từ đó đi biểu diễn ở nhiều nơi, sau về biểu diễn ở xã, làng, liên hoan đạm bạc rồi ai về nhà nấy làm lụng, gắn với rau màu, đồng ruộng, nuôi giọng hát mỗi tối, đến dịp lại lên đường. Tôi nghe các bà, các ông nói rằng, chính họ ngày đó cũng không biết mình lấy đâu ra sự nhiệt tình đến như vậy. Người hát chèo của làng tham gia vì vui, vì phong trào văn nghệ và tình yêu. Người dân khẳng định chắc như đinh đóng cột như vậy.

Thời hoàng kim chèo làng Trung Lập rất có tiếng trong làng chèo Hà Nội. Họ từng phải dùng xe bò cải tiến chở khung sân khấu, phục trang, đồ dùng đi khắp nơi biểu diễn đồng thời cũng giúp bà con ở những vùng khác thành lập đoàn chèo, nhằm đẩy phong trào văn nghệ quần chúng đi lên.

Mùa Xuân, trong vô vàn thú vui, đong đầy cảm xúc, thì vui với chèo, say với chèo cũng là một hoạt động văn hóa bổ ích. Dưới những nếp nhà ven sông Nhuệ, những làng ngoại thành Hà Nội, chèo vẫn luôn là món ăn tinh thần bổ ích của những người nông dân hay lam hay làm.

Diên Khánh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động