Tăng cường kết nối giao thông Vùng Đông Nam Bộ
Giao thông kết nối Đông Nam Bộ: Đổi thay từ những cây cầu lớn Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Đông Nam Bộ |
Nhiều “điểm nhấn” hạ tầng
Mạng lưới kết nối giao thông đường bộ Vùng Đông Nam Bộ thời gian qua đã được đầu tư khá bài bản với nhiều dự án trọng điểm như Quốc lộ 13, Mỹ Phước - Tân Vạn, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP.HCM - Trung Lương, Xa lộ Hà Nội… nhờ đó đã tăng cường kết nối các tỉnh trong Vùng, phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội.
Thi công cao tốc Bến Lức – Long Thành |
Không dừng lại ở đó, nhiều dự án lớn đường bộ đã được khởi công xây dựng trong thời gian gần đây tiếp tục “thắp” lên nhiều kỳ vọng. Cụ thể, vừa qua Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức lễ khánh thành dự án đường và cầu kết nối 2 địa phương sau 2 năm xây dựng với quy mô 6 làn xe, dài hơn 330m.
Đáng chú ý, mới đây dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc dự án đường vành đai 3 TP.HCM được khởi công. Đây là dự án giao thông đường bộ lớn nhất từ trước đến nay ở các tỉnh phía Nam với tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỉ đồng (giai đoạn 1).
Tuyến vành đai 3 dài 76km, đi qua địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Tính đến tháng 1/2023 dự án thành phần 1 và 2 thuộc đường vành đai 3 đã tổ chức cắm cọc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho địa phương phục vụ công tác liên quan đến bồi thường, thu hồi đất.
UBND TP.HCM đã phê duyệt các dự án thành phần, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Dự kiến trong tháng 4/2023 sẽ phê duyệt thiết kế kỹ thuật để tháng 6/2023 khởi công dự án. Hiện nay các địa phương nơi dự án đi qua cũng đang quyết liệt đẩy tiến độ dự án, trong đó tập trung công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu để xây dựng.
Trong khi đó, tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương (kết nối TP.HCM với Tiền Giang, Long An và các tỉnh miền Tây) và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (kết nối TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu) đã trở nên quá tải sau thời gian đưa vào khai thác và hiện đang được lập dự án đầu tư mở rộng.
Cụ thể với dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương, để tháo gỡ vướng mắc, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM đã tham mưu UBND TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố trí vốn ngân sách Trung ương thực hiện dự án hoặc bố trí kết hợp vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương.
Với dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn từ nút giao An Phú đến đường vành đai 2, tổng mức đầu tư khoảng 1.124 tỷ đồng), vào tháng 1/2023 Bộ GTVT đã giao Tổng Công ty VEC chủ động nghiên cứu thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng. Dự kiến trong quý II/2025 sẽ đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng và hoàn thành, bàn giao dự án trong năm 2027.
Hoàn thiện “mảnh ghép” vành đai, cao tốc
Ngoài các dự án hạ tầng giao thông đường bộ đã hoàn thành, khai thác cũng như đã khởi công trong thời gian qua, hiện nay thực hiện quy hoạch, nhiều dự án lớn trong vùng Đồng Nam Bộ đang được khẩn trương xúc tiến đầu tư.
Đơn cử là tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, hiện đang trong giai đoạn rà soát, đánh giá quy mô đầu tư. Tuyến cao tốc này dài khoảng 50km, kết nối TP.HCM với cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh (tổng vốn khoảng 16.729 tỉ đồng), hiện Hội đồng thẩm định liên ngành đang tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Tương tự dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một – Chơn Thành (tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 24.300 tỷ đồng) cũng vừa được Bộ GTVT đề nghị 3 địa phương nơi dự án đi qua là TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước cung cấp hồ sơ để chuẩn bị các thủ tục đầu tư.
Một dự án cao tốc khác là Bến Lức - Long Thành (đi qua địa bàn Đồng Nai, TP.HCM, Long An) đang chậm tiến độ do vướng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Tháng 1/2023 UBND TP.HCM đã đề nghị Tổng Công ty VEC phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan tới bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và cập nhật, bổ sung những nội dung liên quan tới dự án trên địa bàn TP.HCM để làm cơ sở thực hiện sau này như đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, đầu tư hoàn thiện nút giao thông giữa Quốc lộ 50 với cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Về quy hoạch đường vành đai, dự án vành đai 4 TP.HCM có chiều dài 197,6 km đi qua địa bàn TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương đang được các địa phương quyết tâm thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể.
Trong tháng 1/2023, UBND các địa phương đã ký kết ban hành kế hoạch triển khai, quyết tâm, phấn đấu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 5/2023. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Sở GTVT TP.HCM đã tham mưu UBND TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT làm cơ quan tổ chức điều phối triển khai thực hiện các dự án trên toàn tuyến; trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch hướng tuyến cũng như cơ chế tham gia nguồn vốn của Trung ương.
Bên cạnh đó, hiện tỉnh Ðồng Nai cũng đang đẩy mạnh kết nối giao thông, phối hợp nghiên cứu để đề xuất quy hoạch thêm nhiều tuyến giao thông kết nối mới phục vụ nhu cầu phát triển của các phương nói riêng và cả vùng Đồng Nam Bộ nói chung như phương án kết nối 2 tuyến đường mới từ địa phận huyện Long Thành (Ðồng Nai) đến tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao (Bà Rịa Vũng Tàu).
Hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị Vùng Đông Nam Bộ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: Đến năm 2026 hoàn thành đường vành đai 3 TP.HCM, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Phấn đấu đến năm 2030: Hoàn thành đường vành đai 4 TP.HCM; tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo quy hoạch đã được duyệt như Biên Hoà - Vũng Tàu, TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành, Dầu Giây - Liên Khương, Gò Dầu - Xa Mát, Chơn Thành - Đức Hoà, Chơn Thành - Gia Nghĩa; nâng cấp, mở rộng hệ thống cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuyến kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Quốc lộ 20B)… |
Xuân Tình – Thành Đồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Môi trường 24/11/2024 06:07
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 23/11/2024 21:40
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08