Tăng lương tối thiểu – đã đến thời điểm chín muồi

(LĐTĐ) Trong bối cảnh người lao động gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và chỉ số giá tiêu dùng đang tăng nhanh thì việc tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết. Từ đó, sẽ có căn cứ để các doanh nghiệp, người lao động và Công đoàn thương lượng xây dựng thang bảng lương, tăng thu nhập cho người lao động.
Mong muốn sớm được tăng lương tối thiểu vùng Tiếp tục đề xuất tăng lương tối thiểu vùng Để thu hút lao động: Đảm bảo việc làm phải gắn liền với tiền lương và phúc lợi

Theo ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Mức lương tối thiểu là sàn để bảo vệ người lao động yếu thế và là căn cứ để thương lượng tiền lương cho người lao động, đồng thời để điều tiết thị trường lao động.

Tăng lương tối thiểu – đã đến thời điểm chín muồi
Trong bối cảnh người lao động gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và chỉ số giá tiêu dùng đang tăng nhanh thì việc tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết.

Thực tế cho thấy, đời sống của người lao động hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều cuộc khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam đều khẳng định tiền lương của người lao động chỉ đủ trang trải cuộc sống, thậm chí nhiều người làm thêm giờ mới đủ để trang trải cuộc sống, nghĩa là họ không có tích lũy. Mặt khác, hiện nay giá cả các mặt hàng không ngừng tăng lên, khiến cho đời sống của người lao động càng thêm khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu rất cần thiết để người lao động đảm bảo đời sống.

Đồng quan điểm trên, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết, mức lương trung bình của người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay là khoảng 6 triệu đồng/tháng. Thực tế, với mức lương này, người lao động gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo cuộc sống hằng ngày, chưa nói đến việc tích lũy hay tái tạo sức lao động. Đặc biệt, trong 2 năm vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu nhập của người lao động giảm sút, cuộc sống càng khó khăn hơn.

“Chính vì vậy, người lao động rất mong Chính phủ sớm ban hành Nghị định tăng mức lương tối thiểu vùng; tiền lương tối thiểu vùng phải thực sự đáp ứng được mức sống tối thiểu cho người lao động. Từ đó, sẽ có căn cứ để các doanh nghiệp, người lao động và Công đoàn cơ sở thương lượng xây dựng thang bảng lương, tăng thu nhập cho người lao động”, ông Lê Đình Hùng nhấn mạnh.

Theo quy định của Bộ luật Lao động, căn cứ để điều chỉnh mức lương tối thiểu có nhiều yếu tố như: Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; mối tương quan giữa mức lương trên thị trường và mức lương tối thiểu; năng suất lao động; chỉ số giá tiêu dùng và điều kiện kinh tế xã hội; quan hệ cung cầu lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp…

Theo ông Lê Đình Quảng, xét những căn cứ nêu trên, từ năm 2020 đến nay, có rất nhiều yếu tố đã thay đổi, đảm bảo cho sự chín muồi để phải xem xét để điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. Cụ thể, những tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng rất nhanh, giá cả các mặt hàng tăng đồng nghĩa với tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút. Trong khi người lao động gặp vô vàn khó khăn do đại dịch Covid-19, lại thêm áp lực chỉ số giá tiêu dùng tăng cao khiến đời sống của họ càng gặp khó khăn.

Mặt khác, cung cầu lao động hiện nay đang thay đổi rất nhiều. Có những doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu theo đúng quy định thì rất khó thu hút được người lao động. Bên cạnh đó, lâu nay, các doanh nghiệp thường căn cứ vào sự điều chỉnh mức lương tối thiểu hằng năm để điều chỉnh tiền lương ở doanh nghiệp. Từ 2020 đến nay, do mức lương tối thiểu vùng không được điều chỉnh nên doanh nghiệp cũng không tăng lương cho người lao động dẫn đến tình trạng quan hệ lao động bất ổn.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, nền kinh tế có bước phục hồi ngoạn mục. Như vậy, đã đủ các yếu tố cần thiết để điều chỉnh mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo cho người lao động có cuộc sống tốt hơn, đồng thời đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, ổn định; giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do thiếu hụt lao động.

Đặc biệt, khi người lao động được điều chỉnh mức lương tối thiểu, được hưởng mức lương thỏa đáng thì họ sẽ có động lực để làm việc với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch.

Ông Lê Đình Quảng nhấn mạnh, bản chất tiền lương là giá cả sức lao động, là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường. Như vậy, về lâu dài, bên cạnh việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì Công đoàn cần tăng cường vai trò đại diện người lao động để đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động về mức tiền lương thực tế của người lao động theo đúng giá trị sức lao động của họ, đồng thời cần căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.

Tin khác

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Tai nạn lao động với những con số nhức nhối

Tai nạn lao động với những con số nhức nhối

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, số vụ tai nạn lao động phần lớn xảy ra trong khu vực có quan hệ lao động, với 2.755 vụ trong nửa đầu năm nay, làm 2.834 người bị nạn, trong đó, có 245 vụ tai nạn lao động chết người, 268 người chết, 710 người bị thương nặng.
Người lao động bị ngừng việc do bão lũ, tiền lương được trả thế nào?

Người lao động bị ngừng việc do bão lũ, tiền lương được trả thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được trả lương ngừng việc nếu do sự cố không do lỗi người sử dụng lao động. Tiền lương ngừng việc thỏa thuận không thấp hơn lương tối thiểu vùng, theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP: Vùng I: 4.960.000 đồng, Vùng II: 4.410.000 đồng, Vùng III: 3.860.000 đồng, Vùng IV: 3.450.000 đồng.
Lao động nữ mang thai có được tạm hoãn hợp đồng lao động?

Lao động nữ mang thai có được tạm hoãn hợp đồng lao động?

(LĐTĐ) Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
7 tháng năm 2024: Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 49.142 tỷ đồng

7 tháng năm 2024: Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 49.142 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, 7 tháng năm 2024, chi trả quyền lợi bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 49.142 tỷ đồng, tăng 25,06% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 13.015 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 36.127 tỷ đồng.
Đề xuất tăng thêm ngày nghỉ lễ trong năm cho người lao động

Đề xuất tăng thêm ngày nghỉ lễ trong năm cho người lao động

(LĐTĐ) Cử tri các tỉnh Bắc Kạn, Hải Dương, Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận kiến nghị bổ sung thêm các ngày nghỉ lễ trong năm cho người lao động, trong đó có việc kéo dài dịp nghỉ Quốc khánh đến ngày 5/9.
150 doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội từ 6-24 tháng

150 doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội từ 6-24 tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đến hết 31/7/2024 (số liệu lấy ngày 5/8/2024), hiện có 150 doanh nghiệp, đơn vị còn nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với thời gian kéo dài từ 6-24 tháng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
Điều tra về tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp, để xem xét tăng lương tối thiểu vùng

Điều tra về tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp, để xem xét tăng lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa quyết định điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp năm 2024 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, làm căn cứ xem xét tăng lương tối thiểu vùng năm 2025.
Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

(LĐTĐ) Ngoài trả lương tháng 4 và 5 cho công nhân, đại diện công ty này cam kết sẽ thanh toán tiền lương tháng 6 và 7/2024 cho người lao động vào ngày 30/8 tới. Song song đó sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/công nhân/tháng (áp dụng cho tháng 4 và 5) đối với người lao động quay trở lại công ty làm việc vào ngày 5/8 tới.
Xem thêm
Phiên bản di động