Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm

(LĐTĐ) Luật Thủ đô đang được xem xét sửa đổi đã đề xuất Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với một số hành vi vi phạm hành chính.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Không quá 2 lần mức tiền phạt chung

Cụ thể, Điều 33 dự thảo Luật trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 nêu rõ, việc xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Đồng thời, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm; giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với 5 loại công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể gồm: Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép, hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động; cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy; công trình phải phá dỡ đã có quyết định di dời khẩn cấp.

Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn tỉnh Quảng Bình) góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội

Thảo luận về nội dung này tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn tỉnh Quảng Bình) cho rằng, việc mở rộng lĩnh vực, nâng mức xử phạt, mở rộng phạm vi áp dụng và bổ sung một số biện pháp như cắt điện, nước, nhằm góp phần xử lý dứt điểm hành vi vi phạm hành chính, sớm lập lại trật tự kỷ cương, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô là cần thiết.

Theo đại biểu, dự thảo Luật quy định mở rộng phạm vi áp dụng trên toàn địa bàn thành phố, nhằm khắc phục 2 chế độ xử phạt vi phạm hành chính khác nhau giữa khu vực nội thành và khu vực ngoại thành, mặt khác cũng khắc phục sự bất hợp lý là cùng một hành vi vi phạm hành chính trên cùng một địa bàn nhưng mức xử phạt lại khác nhau.

Đại biểu cũng cho rằng, quy định trên cũng phù hợp với nguyên tắc trong xử lý vi phạm hành chính được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính, đó là việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành công khai, khách quan và công bằng.

“Tôi đồng tình với quan điểm là mở rộng địa bàn áp dụng cả nội thành và ngoại thành, theo hướng nâng mức xử phạt không quá 2 lần so với quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, về lâu dài tôi đề nghị cân nhắc nghiên cứu để sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm áp dụng chung cho tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi cả nước”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nêu rõ.

Cần thiết để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm

Về áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước, tại khoản 3 Điều 33 dự thảo Luật quy định "người cung cấp dịch vụ điện, nước có trách nhiệm ngừng cung cấp dịch vụ ngay khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 điều này, bảo đảm đúng phạm vi, đối tượng, thời hạn".

Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm
Ảnh minh họa: Hoàng Phúc

Đại biểu phân tích, đây được coi là biện pháp mạnh, cần thiết trong việc xử lý dứt điểm, hiệu quả các hành vi vi phạm, nhất là trong bối cảnh các hành vi vi phạm hành chính xảy ra khá tràn lan, phương thức, biện pháp quản lý còn chưa thực sự hiệu quả, trật tự quản lý Nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn bị xâm hại, thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên một số lĩnh vực còn tương đối lớn.

Bày tỏ đồng tình với việc bổ sung các biện pháp ngăn chặn, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị xem xét 2 khía cạnh. Thứ nhất là việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước trong dự thảo Luật có thuộc biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hay không? Nếu không thì đề nghị giải trình rõ quy trình, thủ tục thực hiện.

Thứ hai là việc cung cấp điện, nước là sự thỏa thuận cung cấp dịch vụ giữa bên cung cấp dịch vụ với người sử dụng dịch vụ được xác lập trên cơ sở thỏa thuận thông qua hợp đồng. Việc thay đổi, tạm ngừng, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng phải được xử lý theo quy chế hợp đồng, nghĩa là do các bên tự thỏa thuận. Do đó, trong dự thảo Luật cần có điều khoản ràng buộc cả tổ chức, cá nhân khi thỏa thuận cung cấp dịch vụ điện, nước trong hợp đồng phải thể hiện nội dung này.

Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Quảng Bình cũng đề nghị xem xét có quy định xử lý chuyển tiếp đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, nước đã tạo lập trước ngày Luật Thủ đô sửa đổi có hiệu lực hay không.

“Tôi hy vọng rằng Luật Thủ đô sẽ có những sửa đổi phù hợp và tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng phát triển Thủ đô xứng tầm với vị trí, vai trò trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia. Thủ đô là trái tim của cả nước, tôi cũng rất mong trong thời gian tới, Luật sẽ được hoàn thiện và được thông qua trong kỳ họp thứ 7 này”, đại biểu nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện

Hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện

(LĐTĐ) Ngày 12/1, Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) có Công văn số 05/CV-BCĐTKNQ18 gửi Tỉnh ủy, Thành ủy và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện.
Đi xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông bị phạt và tạm giữ phương tiện

Đi xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông bị phạt và tạm giữ phương tiện

(LĐTĐ) Thong dong điều khiển xe đạp điện để trở về nhà sau cuộc liên hoan tất niên cùng bạn bè. ​​​​​Ông T bị Cảnh sát giao thông dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả, ông T vi phạm ở mức 0,159 mg/L khí thở. Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt, đồng thời tạm giữ phương tiện của ông T.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng, đây là thông tin không chính xác.
Lan hồ điệp tràn ngập phố phường ngày giáp Tết, có chậu gần 4 tỷ

Lan hồ điệp tràn ngập phố phường ngày giáp Tết, có chậu gần 4 tỷ

(LĐTĐ) Chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các chợ hoa Hà Nội đã trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Nổi bật trong không gian rực rỡ ấy, những chậu lan hồ điệp sắc màu bắt mắt, với giá hàng chục triệu đồng thu hút sự chú ý của đông đảo khách mua.
Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng ngày 12/1, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024, phát động phong trào thi đua năm 2025; đồng thời tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và ý nghĩa với đoàn viên, người lao động (NLĐ) như tặng quà, bốc thăm trúng thưởng, chợ Tết Công đoàn...
Phát bực khi đi đăng kiểm, sửa chữa xe vào những ngày cận Tết

Phát bực khi đi đăng kiểm, sửa chữa xe vào những ngày cận Tết

(LĐTĐ) Cuối năm cũng là lúc các trung tâm đăng kiểm, gara sửa xe đông nghịt khách. Theo nhiều chủ xe có kinh nghiệm, nếu xe cộ đợi đến thời điểm sát Tết mới làm thủ tục đăng kiểm, hoặc chăm sóc, chắc chắn gặp khó khăn, bởi lượng người đến đông, kèm theo đó chất lượng sửa chữa sẽ không chu đáo như các tháng khác trong năm.
Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy, đến thời điểm này, vẫn chưa đánh thuế bất động sản thứ hai. Hiện Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Còn theo Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân đẩy giá bất động sản lên cao là hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Xem thêm
Phiên bản di động