Thúc đẩy ngành du lịch Thủ đô phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngành du lịch Thủ đô chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, hiện đang dần phục hồi và phát triển nhờ việc thực hiện đồng bộ các chính sách hiệu quả. Đặc biệt, trong thực hiện nghị quyết và công nghiệp văn hóa, Hà Nội xác định du lịch văn hóa là mũi nhọn; trong đó du lịch học đường có nhiều dư địa để phát triển bền vững.
Phối hợp hoạt động để chăm lo tốt nhất cho đoàn viên, người lao động Tự hào thương hiệu bánh cuốn Thanh Trì Điểm du lịch tuyệt vời tại ngoại thành Hà Nội

Do tác động của dịch Covid-19, lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 2020 giảm sâu, chỉ đạt 8,65 triệu lượt. Đến năm 2021, ngành Du lịch Thủ đô càng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, khi lượng khách du lịch đến Hà Nội giảm sâu và chỉ còn khách du lịch nội địa với 4 triệu lượt.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong tham quan khu trưng bày mẫu Bảo tàng Hà Nội
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tham quan khu trưng bày mẫu Bảo tàng Hà Nội. (Ảnh: Huy Kiên)

Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu, từ ngày 15/3/2022, nước ta triển khai chính sách mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch bao gồm du lịch quốc tế và nội địa, du lịch Hà Nội đã bắt đầu đón khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa tăng trưởng mạnh.

Kết quả năm 2022, tổng số khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt, tăng gấp 4,7 lần so với năm 2021, bằng 64,7% năm 2019. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 1,5 triệu lượt, bằng 21,4% năm 2019; Khách du lịch nội địa ước đạt 17,2 triệu lượt, tăng 4,3 lần so với năm 2021, bằng 78,5% năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 60 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3 lần so với năm 2021 và bằng 57,8% năm 2019.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 12,33 triệu lượt, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 2,03 triệu lượt khách, tăng 7 lần so với cùng kỳ năm 2022; Khách du lịch nội địa ước đạt 10,3 triệu lượt khách, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 44,88 nghìn tỷ đồng, tăng 74,3% với cùng kỳ năm trước.

Ông Trần Trung Hiếu thông tin, 6 tháng đầu năm 2023, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 61,1%; tăng 31,1% so với cùng kỳ năm 2022. Hà Nội hiện có 3.756 cơ sở lưu trú du lịch với 70.218 phòng; trong đó, có 603 khách sạn đã được xếp hạng từ 1- 5 sao với 25.550 phòng, chiếm 16,1% tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn và 36,3% tổng số phòng.

Hà Nội có 1.488 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và 319 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được cấp phép hoạt động. Thành phố hiện là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế được cấp phép, chiếm hơn 35% của cả nước (cả nước hiện có 4.223 doanh nghiệp).

Thúc đẩy ngành du lịch Thủ đô phát triển bền vững
Phố đi bộ Hồ Gươm là một trong những địa điểm thu hút đông du khách dịp cuối tuần

Triển khai Luật Du lịch 2017 đến nay, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã công nhận 32 điểm du lịch, khu du lịch cấp Thành phố. Cơ bản các điểm du lịch được đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức dịch vụ khá tốt, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động của ngành.

Tính đến tháng 6/2023, Hà Nội đã quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án cơ sở lưu trú, khách sạn cao cấp (từ 3-5 sao) với 15.510 phòng. Đến nay, Hà Nội đã hoàn thành đưa vào hoạt động 15 khách sạn, căn hộ du lịch cao cấp với 3.737 phòng.

Bên cạnh đó, Thành phố đang đôn đốc đẩy nhanh tiến độ một số dự án đầu tư xây dựng khu công viên, vui chơi giải trí quy mô lớn, hiện đại như: Đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch Khu công viên thể thao giải trí thuộc dự án khu du lịch, vui chơi giải trí, đô thị sinh thái Tuần Châu - Hà Nội; Đôn đốc tiến độ dự án Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi Kim Quy; Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia; Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa; Các dự án quy hoạch, đầu tư bảo tồn, tôn tạo công trình di tích lịch sử, văn hóa gắn với khai thác phát triển du lịch (khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, làng gốm sứ Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc, làng cổ ở Đường Lâm...).

Đặc biệt, việc triển khai các tuyến giao thông kết nối từ Trung tâm Thành phố đến các khu du lịch trọng điểm được quan tâm phát triển. Đến nay, trên địa bàn Thành phố có 13 tuyến xe buýt tiếp cận với các khu, điểm du lịch trọng điểm và 2 tuyến xe buýt du lịch 2 tầng phục vụ khách du lịch đến Hà Nội tham quan, trải nghiệm.

Đáng chú ý, ngành Du lịch Thành phố đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm: Phát triển các điểm đến; Xây dựng các tour, nhóm sản phẩm du lịch mới hấp dẫn; Tổ chức đa dạng các hoạt động du lịch sôi nổi, hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Thúc đẩy ngành du lịch Thủ đô phát triển bền vững
Thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ phát triển du lịch

Các hoạt động tuyên truyền quảng bá đã giới thiệu được nhiều điểm đến hấp dẫn cho du khách. Năm 2022, Hà Nội nhận giải thưởng “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Châu Á năm 2022” vào tháng 9/2022 và giải thưởng “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới năm 2022” vào tháng 11/2022 do tổ chức Du lịch thế giới World Travel Awards 2022 đề cử và bình chọn.

Năm 2023, Hà Nội tiếp tục được các chuyên trang, tạp chí du lịch uy tín đánh giá cao về mức độ hấp dẫn du lịch như: Giải thưởng Travel + Leisure Luxury Awards Asia Pacific 2023, hạng mục “Thành phố” đã vinh danh thành phố Hà Nội thuộc top 10 thành phố hàng đầu Châu Á. Đồng thời, Hà Nội có 48/103 nhà hàng đạt chuẩn Michelin Guide, trong đó có 3 nhà hàng được gắn 1 sao Michelin - giải thưởng danh giá trong làng ẩm thực thế giới.

Tại cuộc làm việc của Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” với Sở Du lịch Hà Nội, mới đây, các thành viên Ban Chỉ đạo đều thống nhất nhận định, dù đạt nhiều thành quả song phải thừa nhận, điểm đến ở Hà Nội chưa nhiều, phải quan tâm đến phát triển du lịch ngoại thành, cần tháo gỡ nhiều vướng mắc cơ chế thuê đất, sử dụng đất và có định hướng bền vững phát triển du lịch nông thôn.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU cho rằng, công tác quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cần bám sát quy hoạch chung của Thành phố.

Thúc đẩy ngành du lịch Thủ đô phát triển bền vững
Du lịch học đường còn nhiều dư địa để phát triển

Theo ông Nguyễn Văn Phong, Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” có mục tiêu là tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội cả về quy mô, chất lượng sản phẩm; sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu.

Vì vậy, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, trong phát triển du lịch Thủ đô, cần phải coi du lịch văn hóa là mũi nhọn; cần nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng, đặc biệt coi trọng vai trò của phụ nữ trong phát triển du lịch bản địa.

“Khu nào, xóm nào làm du lịch thường rất văn minh, đời sống văn hóa nâng cao. Chúng ta cần đánh giá lại du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng, du lịch học đường, mô hình nào cần nhân rộng. Với 21 di tích quốc gia đặc biệt của Thành phố, học sinh phải được đến đó. Thậm chí, xây dựng cho các em hành trình suốt năm học phổ thông cần đi những đâu. Hiện, du lịch học đường còn nguyên dư địa, với 2,2 triệu học sinh, nếu em nào cũng được đi thì đã góp phần vào giáo dục văn hóa truyền thống, di sản, lòng yêu nước”, ông Nguyễn Văn Phong bày tỏ.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, phát triển công nghiệp văn hóa cần coi du lịch văn hóa là mũi nhọn; cần phải kể câu chuyện văn hóa cho khách thập phương. Bởi văn hóa không chỉ là nền tảng mà còn là nguồn lực đột phá để phát triển bền vững.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Xem thêm
Phiên bản di động