Tiếp thông tin “Khổ sở vì xe buýt quá tải”: Hành khách đã không còn bị lỡ chuyến
Khổ sở vì xe buýt quá tải | |
Cấp thẻ xe buýt miễn phí cho người khuyết tật | |
Xây dựng xe buýt Thủ đô thân thiện |
Báo Lao động Thủ đô có bài viết “Khổ sở vì xe buýt quá tải”, phản ánh tình trạng tuyến xe buýt 20A, lộ trình Bến xe Sơn Tây – Cầu Giấy có hiện tượng quá tải hành khách. Theo đó, lượng khách đón đợi tuyến xe buýt 20A khi đến thị trấn Phùng, hướng đi Cầu Giấy có dấu hiệu tăng cục bộ. Đặc biệt, ở thời điểm đầu giờ sáng, nhiều người thường xuyên bị lỡ chuyến, cảnh chen chúc nhốn nháo khiến nảy sinh tâm lý ái ngại khi đi xe buýt.
Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã rà soát và kiến nghị điều chỉnh lên Sở Giao thông vận tải Hà Nội.
Hành khách tham gia tuyến buýt 20A đã không còn bị lỡ chuyến. Ảnh: Giang Nam |
Trong khi chờ các quyết định điều chỉnh của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trước mắt để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã lên phương án xử lý. Cụ thể, từ ngày 16/7, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội tiến hành điều chỉnh biểu đồ tuyến 92 (lộ trình từ Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì đi đến Nhổn). Tiến hành mở bến sớm đầu Tây Đằng từ 5h lên 4h30, đồng thời sắp xếp hợp lý biểu đồ xen kẽ giữa 2 tuyến 92 và 20A, đảm bảo thời gian qua Bến xe Phùng bình quân 10 phút/lượt để giải tỏa hành khách.
Ngoài ra, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội cũng dự phòng phương tiện tại địa điểm bãi xe Mai Dịch, sẵn sàng điều xe tăng cường lên Bến xe Phùng nhằm giải tỏa hành khách nếu có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, sẵn sàng tăng tần suất dịch vụ tuyến 20A khi có yêu cầu.
Sự điều chỉnh và vào cuộc tích cực, nhanh chóng của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã góp phần hạn chế tối đa tình trạng hành khách bị dồn ứ, lỡ chuyến.
Theo ghi nhận thực tế của Báo Lao động Thủ đô thời điểm 6h ngày 19/7, tại điểm xe buýt đối diện Bến xe Đan Phượng, lượng hành khách đợi xe buýt tuyến 92 và 20A về nội đô vẫn tương đối đông, trung bình thường trực khoảng 15 – 20 hành khách. Tuy nhiên, trong công tác vận hành xe buýt đã có “điểm sáng” là tần suất xe chạy 2 tuyến 92 và 20A được điều chỉnh bổ sung, xen kẽ nhau, trung bình 10 – 13 phút/xe. Sự điều chỉnh này góp phần rất lớn giúp giải quyết tình trạng hành khách ứ đọng.
Trong sáng 19/7, không có hành khách nào bị lỡ chuyến. Đáng chú ý, thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên lái xe và phụ xe tuyến 92 và 20A rất chuẩn mực, sẵn sàng nán đợi hành khách, giúp đỡ khách an toàn rồi mới di chuyển, vận hành xe. Điều này gây được nhiều thiện cảm cho hành khách sử dụng xe buýt.
Anh Cấn Duy Hiền (sinh năm 1993) một tài xế thường xuyên đón đợi khách ở điểm buýt đối diện Bến xe Đan Phượng cho biết, lượng khách thường tập trung đón đợi buýt để vào nội thành thường là khung giờ 5h - 6h30, gây nên cảnh chen chúc lên xe. Tuy nhiên, ít hôm nay lượng người đón đợi xe buýt về Cầu Giấy dù đông song không còn hiện tượng hành khách bị nhỡ chuyến.
Thời gian tới, khi kỳ nghỉ hè kết thúc, lượng hành khách tham gia tuyến buýt 20A sẽ tăng cao, nhiều ý kiến mong muốn Sở Giao thông vận tải Hà Nội sớm xem xét, điều chỉnh luồng tuyến, tăng cường thêm phương tiện, giải tỏa áp lực quá tải tuyến buýt này. Ảnh: Giang Nam |
Theo anh Hiền, trước mắt hiện tượng khách đi xe buýt bị lỡ chuyến đã được giải quyết. Tuy nhiên, lượng hành khách có nhu cầu di chuyển từ thị trấn Phùng đến Cầu Giấy luôn ở mức cao, đặc biệt khi đối tượng hành khách là học sinh, sinh viên kết thúc kỳ nghỉ hè và đi học trở lại, sự quá tải sẽ rất dễ tái diễn.
Trao đổi với phóng viên, nhiều người dân bày tỏ nguyện vọng các cơ quan chức năng tiếp tục có thêm sự điều chỉnh để giải quyết tận gốc vấn đề. Chẳng hạn, tăng tần suất, số lượt của tuyến buýt 20A hoặc điều chỉnh bổ sung tuyến 29 (lộ trình từ Tân Lập đến bến Giáp Bát) lên thị trấn Phùng… với sự điều chỉnh, nghiên cứu kỹ lưỡng, hành khách sẽ không còn phải chịu cảnh khổ sở vì xe buýt quá tải.
Thực tế, thời gian qua mạng lưới xe buýt của Hà Nội ngày càng hoàn thiện tính kết nối và được mở rộng. Chất lượng dịch vụ xe buýt đang được kiểm soát tốt và chuyển biến theo hướng tích cực, đồng thời góp phần phát triển dịch vụ du lịch của thành phố.
Bên cạnh chất lượng mới về phương tiện, việc ứng dụng đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong quản lý điều hành nhằm cung cấp dịch vụ tiện ích cho hành khách cũng “ghi điểm” và dành được nhiều thiện cảm của người dân.
Với hướng đi đồng bộ, cùng những cơ chế, chính sách ưu tiên hỗ trợ cho xe buýt phát triển của Hà Nội, hoàn toàn có thể tin tưởng mục tiêu xe buýt đáp ứng, thay thế phương tiện cá nhân khi Hà Nội dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2030 trở thành sự thực.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34