Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Những đột phá nâng tầm giao thông Thủ đô Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phụng Hiệp

Nhiệm vụ đi cùng trọng trách

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và kinh tế của cả nước. Với diện tích tự nhiên hơn 3.300km2, theo định hướng Quy hoạch chung, quy mô dân số Thủ đô đến năm 2050 dự kiến khoảng 13 - 13,5 triệu người. Để bảo đảm thành phố “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”, cần phải quản lý, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo xu hướng phát triển chung của các đô thị hiện đại, quy mô lớn, góp phần giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông.

Từ thực tế phát triển, Bộ Chính trị đã nêu quan điểm thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, nêu bật sự cần thiết nhằm tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô
Thủ đô Hà Nội sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển.

Thực tế cho thấy, Hà Nội là địa phương sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế và đạt được nhiều thành tựu trong phát triển. Song những năm gần đây, kinh tế của Hà Nội có xu hướng giảm dần so với các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Tốc độ tăng trưởng GRDP, tỷ trọng GRDP của Hà Nội cao hơn cả nước, nhưng có xu hướng thấp dần so với vùng Đồng bằng sông Hồng. Năm 2023, tăng trưởng GRDP của Thủ đô đạt 6,27%, xếp sau Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình.

Do đó, nhiều chuyên gia và nhà khoa học cho rằng, trong Quy hoạch chung Thủ đô, việc Hà Nội xác định một số chỉ tiêu cao hơn mức bình quân chung của cả nước là hoàn toàn có cơ sở, nhưng cần có những ý tưởng đột phá mới đạt tăng trưởng như kỳ vọng.

Góp ý cho dự thảo Quy hoạch chung Thủ đô, Tiến sĩ Lê Văn Hùng, Viện Nghiên cứu phát triển vùng, thành phố cho rằng, Hà Nội cần đặc biệt lưu ý vấn đề đô thị bền vững và chất lượng phát triển đô thị xứng tầm thủ đô của cả nước. Nói cách khác, cần quy hoạch Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị “hiện đại, văn minh và sinh thái”.

Cụ thể, theo Tiến sĩ Lê Văn Hùng, về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, Hà Nội cần định hình rõ kiến trúc xây dựng đặc trưng văn hóa. Trong đó, quy định không gian, mật độ và kết nối các khu dân cư gắn với các hạ tầng dịch vụ, hạ tầng đô thị gồm giao thông công cộng, công viên, khu thể dục - thể thao, trường học, dịch vụ y tế, bãi đỗ xe, dịch vụ cho nhóm người dễ bị tổn thương, một cách nghiêm ngặt và thông minh. Chú trọng và ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường đô thị, như ưu tiên đầu tư giao thông công cộng, vấn đề xử lý môi trường nước thải, rác thải.

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô
Dự án mương thoát nước La Khê chậm tiến độ nhiều năm chưa được tháo gỡ.

Cần phải nhìn nhận, hạ tầng hiện đang là điểm nghẽn rất lớn của Hà Nội, nếu không có giải pháp đột phá, Hà Nội sẽ khó đạt được mục tiêu trở thành đô thị thông minh, hiện đại. Do đó, cần tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, đây phải là đột phá trong các đột phá, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.

Cần những giải pháp cụ thể

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Cấp nước, thoát nước đô thị, chiếu sáng đô thị, công viên, cây xanh và tiếp nhận quản lý duy tu, duy trì sau đầu tư đối với hệ thống cây xanh, chiếu sáng, thoát nước… Tuy nhiên, nhìn chung, các hoạt động này mới dùng ở mức quản lý, bảo trì hệ thống và được đảm bảo từ nguồn chi thường xuyên của Thành phố.

Tính đến nay, số lượng hợp đồng mà Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố thuộc Sở Xây dựng đã ký với UBND các quận, huyện và Thị xã Sơn Tây là 79 hợp đồng, tương ứng với các lĩnh vực quản lý hạ tầng kỹ thuật và tất cả chỉ dừng ở mức duy tu, duy trì. Việc đầu tư hệ thống các công trình hạ tầng từ cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng… đều chưa đươc đồng bộ, dẫn đến việc đề xuất, triển khai đầu tư chưa bảo đảm.

Đơn cử như công tác cấp nước, mặc dù đã được quan tâm chú trọng, nhưng hệ thống nước sạch vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Tình trạng thiếu nước vẫn diễn ra trong cao điểm hè. Việc phổ cập 100% nước sạch cho người dân nông thôn vẫn chưa đạt được như Nghị quyết của HĐND Thành phố đã đề ra.

Lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải vẫn còn nhiều tồn tại do cần nguồn kinh phí đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện lâu dài, công tác giải phóng mặt bằng khó khăn, việc đầu tư xã hội hóa không hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia. Toàn bộ công tác quản lý, vận hành, duy trì hệ thống thoát nước đô thị và xử lý nước thải được tổ chức thực hiện đấu thầu, nhưng lại thiếu một số quy định về công tác quản lý, giám sát vận hành, duy trì và xử lý.

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô
Hà Nội cần ưu tiên phát triển hạ tầng số để xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, tạo bước chuyển biến trong tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội văn minh, hiện đại.

Đặc biệt, khung pháp lý, chính sách về thu phí thoát nước và xử lý nước thải đến nay vẫn chưa có, thiếu các luật riêng quy định đầy đủ về thoát nước và xử lý nước thải, vì vậy, không bảo đảm tính pháp lý cho nhà đầu tư. Giá thoát nước và xử lý nước thải được xây dựng từ năm 2017 đến nay đang được hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền ban hành. Hệ thống thoát nước cơ bản là hệ thống cống chung, đã được xây dựng nhiều năm, vì vậy, việc thu gom riêng nước thải để thực hiện xử lý cần vốn đầu tư lớn, đồng bộ trên diện rộng; cần tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư PPP trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải.

Lĩnh vực cây xanh cũng là một vấn đề được người dân hết sức quan tâm, nhưng cũng chẳng có quy định cụ thể. Hiện nay, các quy định của pháp luật không có loại hình “Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, và hồ”, và do đó, việc đầu tư xây dựng hệ thống vườn hoa, công viên chưa hiệu quả, nếu không muốn nói là thiếu nguồn vốn đầu tư.

Với lĩnh vực chiếu sáng, do ngân sách Thành phố hạn hẹp, quá trình thực hiện các giải pháp phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị đã và đang gặp khó khăn về bố trí, sắp xếp nguồn vốn. Công tác đầu tư, phát triển hệ thống chiếu sáng đô thị, kể cả thay thế đèn LED theo phương thức đối tác công tư (PPP) chưa có giải pháp phù hợp; công tác hạ ngầm đường dây, cáp viễn thông, điện lực còn hạn chế nguồn lực để thực hiện.

Từ thực tế này, để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cao hơn mức bình quân chung như đã được nêu trong Quy hoạch, nhiều ý kiến cho rằng, Thành phố cần rà soát, sửa đổi và kiến nghị các Bộ, ngành chuyên môn về việc sớm triển khai quy hoạch chuyên ngành. Trong đó, ưu tiên phát triển hạ tầng số để xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, tạo bước chuyển nhanh trong tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội văn minh, hiện đại.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động