TP.HCM: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế

(LĐTĐ) Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, mục tiêu về phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế, xây dựng Thành phố thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực Châu Á.
TP.HCM: Hơn 1.000 người tham gia chương trình đi bộ chào mừng Ngày người khuyết tật Việt Nam Thủ tướng yêu cầu TP.HCM đẩy mạnh thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?

Ngày 18/4, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị phát triển GD&ĐT vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, vùng Đông Nam Bộ là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, vùng có mật độ dân cư cao nhất cả nước (diện tích chưa bằng 1/10 cả nước nhưng dân số chiếm 19,1% dân số cả nước), vùng có tỷ lệ tăng dân số và tỷ lệ người nhập cư cao nhất cả nước...

Bộ trưởng nhận định, vùng Đông Nam Bộ luôn là trung tâm đổi mới, năng động, sáng tạo hàng đầu cả nước, là đầu tàu kinh tế, có đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của đất nước, trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn nhất cả nước với hạt nhân là TP.HCM - trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của cả nước. Bên cạnh đó, ngành giáo dục của vùng cũng đạt được nhiều thành quả quan trọng.

"Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo của vùng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức như: tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp; tình trạng quá tải tại các trường học, cơ sở đào tạo; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh tại địa bàn tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiều hạn chế…", ông Sơn chia sẻ.

TP.HCM: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế
Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, vùng Đông Nam Bộ thuận lợi cho dạy nghề, tốt cho nhân tài nhưng đầy thách thức cho dạy người.

Ông Sơn cho rằng, vùng Đông Nam Bộ là khu vực có nhu cầu học tập lớn, chất lượng bậc cao. Đây là khu vực bao gồm cả những nấc thang cao nhất của giáo dục, cả những phần thấp nhất của giáo dục. Ở đây vẫn còn tỷ lệ người mũ chữ, vẫn còn lớp học tình thương dành cho con em người lao động không có chỗ học. Bên cạnh đó, vùng Đông Nam Bộ thuận lợi cho việc dạy nghề, tốt cho nhân tài nhưng đầy thách thức cho dạy người.

"Câu chuyện giáo dục ở vùng Đông Nam Bộ có 3 phương diện: nhân, nhân lực, nhân tài. Trong vấn đề “nhân”, giáo dục dạy người vùng nào cũng quan trọng, có yêu cầu giống nhau như Chương trình GDPT 2018 đã xác định những phẩm chất, năng lực và giá trị cốt lõi. Nhưng riêng Đông Nam Bộ cần phải chú ý thêm một điểm giáo dục con người, chúng ta cần tạo một lớp thị dân mới, những con người ở các đô thị với lối sống kỷ cương, tuân thủ pháp luật, sống văn minh trong môi trường đô thị", ông Sơn cho biết.

Ông Sơn cho biết thêm, trong vấn đề nhân lực, cần làm tốt Chương trình GDPT 2018, gốc của chất lượng nhân lực không đâu khác phải bắt đầu từ phổ thông cho tốt. Việc này các tỉnh đang làm tốt, cần cố gắng làm thật tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, nhân lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ phải đặt thành hướng ưu tiên trọng tâm. Về nhân tài, phải tập trung phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ, kỹ thuật, khoa học, đổi mới, sáng tạo, quản trị, điều hành…

TP.HCM: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế
Ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, Thành phố đang chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, mục tiêu về phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế, xây dựng Thành phố thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực Châu Á. Đào tạo người học trở thành công dân yêu nước, tự hào dân tộc, có đạo đức kỷ luật, ý thức trách nhiệm xã hội....

Bên cạnh đó, xây dựng xã hội học tập, khuyến khích, tạo điều kiện công bằng và thuận lợi để mọi người dân thành phố được học tập suốt đời. Phấn đấu giáo dục TP.HCM đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo phấn đấu đạt chỉ tiêu 300 phòng học/ 10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi) ở mỗi cấp học, bậc học; phát huy hiệu quả trường chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế"; 100% trường học trên địa bàn Thành phố phấn đấu xây dựng theo mô hình trường học thông minh.

TP.HCM: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế
Toàn cảnh hội nghị.

Ông Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đặt mục tiêu đến năm 2023 và tầm nhìn 2045 cho Vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM trở thành trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Do vậy, để phát triển kinh tế bền vững, Đông Nam Bộ nên từng bước chuyển từ lợi thế nhân công sang lợi thế nhân lực trình độ cao, ưu tiên thu hút nguồn vốn tài chính sang ưu tiên thu hút nguồn vốn con người, từ nền kinh tế dựa vào đầu tư sang nền kinh tế dựa vào nhân tài, vừa ưu tiên đầu tư “phần cứng” – hạ tầng vừa ưu tiên đầu tư “phần mềm” – đầu tư phát triển vốn con người.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động