Trường học hạnh phúc và trường học thông minh có gì khác biệt?

Hiện nay, đồng hành với mô hình trường học hạnh phúc có mô hình trường học thông minh. Vậy, 2 mô hình trường học này có gì giống nhau và khác nhau?
Hướng đến mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc, văn minh Xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế
Trường học hạnh phúc và trường học thông minh có gì khác biệt?
Trường tiểu học thị trấn Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), ngôi trường hạnh phúc trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du.

Trường học hạnh phúc

Lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước.

Theo các nhà nghiên cứu, cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, 1 trường học hạnh phúc có 21 tiêu chí; trong đó có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Cụ thể, về tiêu chí yêu thương đó là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và bao trùm lên là bao dung.

Về tiêu chí an toàn: Trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên, học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà.

Đối với tiêu chí tôn trọng: Cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung.

Trường học thông minh

Nhằm đào tạo nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều nước trên thế giới đã và đang chuyển đổi trường học, từ mô hình truyền thống sang trường học thông minh, gọi là “SMART School”.

Ở Hoa Kỳ, từ những năm 1990, chương trình dạy học thông minh nhấn mạnh vai trò tích hợp công nghệ số trong lớp học.

Năm 2014, Ủy ban giáo dục tại New York đã đưa ra 7 tiêu chí cho trường học thông minh, gồm: (1) Cung cấp và mở rộng học tập trực tuyến; (2) Sử dụng công nghệ để cá nhân hóa học tập; (3) Kết nối trường học băng thông rộng, tốc độ cao và ứng dụng công nghệ; (4) Kết nối lớp học với các nguồn mở ngoài nhà trường; (5) Giáo viên ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và phát triển nghề nghiệp liên tục; (6) Tập trung vào phát triển các kỹ năng STEM cho người học; (7) Lãnh đạo và quản lý thông minh dựa trên nền tảng công nghệ và năng lực công nghệ.

Ở Việt Nam, trường học thông minh được thí điểm triển khai tại nhiều tỉnh và thành phố. Hà Nội thí điểm triển khai “Mô hình trường học điện tử” tại quận Long Biên cho 7 trường học. Mô hình trường học này được xây dựng trên 3 căn cứ: (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Ứng dụng công nghệ thông tin; (3) Môi trường chính sách và các điều kiện để bảo đảm 5 mục tiêu: Bổ sung cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, đầu tư và nâng cao chất lượng khai thác trang thông tin điện tử nhà trường; áp dụng hiệu quả các phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành, giảng dạy và học tập; kiện toàn công tác chỉ đạo điều hành, môi trường chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Trong đó, ngành Giáo dục triển khai xây dựng Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh tại Sở Giáo dục và Đào tạo và xây dựng thí điểm trường học thông minh tại 5 trường học.

Theo đó, trường học thông minh được xây dựng với 5 tiêu chí: (1) Thi trực tuyến, hướng nghiệp trực tuyến, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong giảng dạy; (2) Giáo viên được trang bị tin học văn phòng quốc tế; (3) Phủ sóng internet tốc độ; (4) Triển khai thư viện thông minh, học bạ điện tử; (5) Học sinh được sử dụng thiết bị cầm tay thông minh trong giờ học và trong kiểm tra, đánh giá.

Mặc dù có sự khác nhau về các tiêu chí xây dựng, nhưng tựu trung lại, trường học thông minh đề cao tính chất thông minh của nhà trường hướng tới tính linh hoạt, thích ứng, hiện đại và phát triển liên tục-cân bằng động với sự phát triển của thế giới công nghệ hiện đại và đề cao vai trò quan trọng của công nghệ thông minh để xây dựng và duy trì môi trường giáo dục thông minh đó.

Từ các tiêu chí của 2 loại mô hình trường học trên, chúng ta thấy rằng: Trường học thông minh có sự hội tụ của các yếu tố: sư phạm thông minh, học tập thông minh, môi trường giáo dục thông minh. Ứng dụng công nghệ thông tin, các thiết bị công nghệ thông minh sâu rộng trong các hoạt động của nhà trường làm tăng tương tác, mở rộng kết nối, nâng cao chất lượng dạy và học, tăng hiệu quả quản lý nhà trường. Nhà trường trở thành 1 tế bào, 1 mắt xích quan trọng trong thế giới kết nối với các trường học, với các tổ chức học tập khác và với cộng đồng nói chung.

Các tiêu chí của trường học thông minh còn tập trung nhiều về “dạy chữ” còn trường học hạnh phúc có những điểm nhấn thực sự về “dạy người”.

Vì vậy, xây dựng trường học thông minh và xây dựng trường học hạnh phúc là hai cách tiếp cận nhằm hướng tới 1 mục đích: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Xây dựng trường học hạnh phúc là một giải pháp tạo cơ sở để xây dựng, duy trì, phát triển trường học học thông minh một cách vững chắc và xây dựng trường học thông minh chính là góp phần đáp ứng các yêu cầu, nội dung, tiêu chí của trường học hạnh phúc.

Theo La Giang/nhandan.vn

https://nhandan.vn/dien-dan-giao-duc/truong-hoc-hanh-phuc-va-truong-hoc-thong-minh-co-gi-khac-biet--685608/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động