Xóa “xe dù, bến cóc” có thực sự khó?
Xe dù, bến cóc vẫn tung hoành: Phần nào do ý thức hành khách Đẩy mạnh công tác thanh tra ngăn “xe dù, bến cóc” tái diễn Kiên quyết dẹp "xe dù, bến cóc" |
Tái diễn thực trạng “xe dù, bến cóc” sau dịch Covid-19
Những ngày này, khi Hà Nội bắt đầu nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, cũng như thực hiện các biện pháp sống chung với dịch trong trạng thái bình thường mới, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã bắt đầu nối tuyến và hoạt động trở lại. Tuy nhiên, kéo theo đó là một số vấn nạn cũ như xe chạy rà rà đón khách, "xe dù, bến cóc"… lại bắt đầu tái diễn.
Nhà xe Quang Dũng dừng đón khách tại khu vực đường Phạm Văn Đồng ngay sát văn phòng hãng xe Sao Việt |
Ghi nhận tại khu vực bến xe Mỹ Đình, cũng như trên một số “điểm nóng” về tình trạng "xe dù, bến cóc" trên địa bàn quận Cầu Giấy như khu vực Công viên Cầu Giấy, đường Phạm Văn Đồng và cạnh bến xe khách Mỹ Đình cho thấy, mặc dù lượng khách di chuyển từ các tỉnh về Hà Nội và ngược lại hiện vẫn chưa nhiều, song, tại các văn phòng đại diện của một số hãng xe như Sao Việt (tuyến Lào Cai, Mỹ Đình), Hà Sơn – Hải Vân (tuyến Mỹ Đình, Lào Cai), Cường An (tuyến Tuyên Quang, Mỹ Đình), Hà Hải (Thái Bình, Hà Nội), Quang Dũng (Huế, Hà Nội)… vẫn xuất hiện những chiếc xe hợp đồng, xe trung chuyển nhỏ, xe limousine… dừng, đỗ và trung chuyển và đón khách.
Chị Hương, một người dân sống gần Công viên Cầu Giấy cho biết, thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, khu vực phía sau Công viên được nhiều hãng xe “tận dụng” làm bãi đỗ xe đón trả khách. Tuy nhiên, khi dịch diễn biễn phức tạp, cùng với việc các cơ quan chức năng siết chặt việc quản lý "xe dù, bến cóc" thì khu vực này lượng xe đổ về đón, trả khách hạn chế hơn. Thế nhưng, thời gian gần đây khi Hà Nội bắt đầu cho phép các dịch vụ vận tải hoạt động trở lại, khu vực này lại tái diễn vấn nạn cũ.
“Nếu không có sự bao che, phớt lờ của lực lượng chức năng thì không “bến cóc” nào có thể tồn tại, không hãng xe nào có thể “chạy dù”, vì “bến cóc” và những chiếc xe khách to lù lù, buộc phải đi trên đường, có giám sát hành trình chứ có phải cái kim nhỏ xíu đâu mà giấu được. Thậm chí, nhiều hãng xe limousine cải tiến xe 16 chỗ thành xe 9 chỗ ngồi và dán nhãn “xe hợp đồng” để tung tăng dừng, đón khách và lập bến cóc”, chị Hương cho hay.
Cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng
Có thể thấy, tình trạng “xe dù, bến cóc” không chỉ diễn biến phức tạp trên địa bàn quận Cầu Giấy mà đang diễn biến phức tạp trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt vào những thời điểm cuối năm, khi dịch Covid-19 đang tạm thời được khống chế, cũng như nhu cầu đi lại của người dân các địa phương tăng cao. Theo đó, các loại hình "xe dù, bến cóc" lại bắt đầu có chiều hướng gia tăng cả về số lượng phương tiện, tần suất chạy xe… gây mất trật tự an toàn giao thông. Cùng với đó, gây thất thu thuế cho Nhà nước, xâm phạm quyền lợi của hành khách đi xe khi không có bảo hiểm cho trường hợp xảy ra sự cố an toàn giao thông; gây bức xúc dư luận xã hội...
Bãi xe dù phía cổng sau Công viên Cầu Giấy |
Liên quan đến vấn nạn "xe dù", chia sẻ với báo chí, ông Cao Văn Hiệp, Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, hiện có 5 loại hình vận tải khách đó là: Tuyến cố định, hợp đồng, xe công nghệ, xe buýt, taxi. Đối với xe tuyến cố định đã quy định đầy đủ cụ thể, chỉ được phép đón trả khách tại bến và các tuyến đường đã có quy định và sự kiểm soát xe cố định rất chặt chẽ.
Nhưng đối với xe hợp đồng, hoạt động như xe cố định, thường dùng các trụ sở, văn phòng gần bến xe, các tuyến đường trung tâm thương mại, các trường học, bệnh viện… việc phát triển xe hợp đồng rất nhanh, khó khăn nhất khi xử lý vì có nhiều văn bản pháp luật. Trong khi đó, nhà xe chỉ cần đăng ký kinh doanh và hợp đồng với hành khách là có thể đón trả khách, đây là khó khăn cho lực lượng kiểm tra mà không thể xử lý được.
Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải, các xe hợp đồng luôn đối phó với lực lượng chức năng khi kiểm tra với các bản hợp đồng đưa đón nhân viên của các cơ quan đơn vị hoặc hợp đồng với hành khách, trong khi đó lực lượng thanh tra quá mỏng, toàn Thành phố chỉ có 540 người chia làm 30 đội chủ yếu ở các tuyến đường cửa ngõ, các bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Gia Lâm và Mỹ Đình.
Cùng với những khó khăn đặt ra, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng cho rằng, mục tiêu đặt ra là kiểm tra xử lý và xoá các điểm "xe dù, bến cóc", nhưng lực lượng hạn chế nên phải xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn và hết tháng 6/2021 sẽ xoá được "xe dù, bến cóc" tại khu vực bến xe Mỹ Đình. Còn các bến xe khác cùng đang triển khai và đây là kế hoạch xuyên suốt trong năm 2021.
Nhà xe Cường An vô tư dừng đỗ ngay khu vực bến xe Mỹ Đình |
Mục tiêu là vậy, tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế thời gian gần đây cho thấy, việc "xe dù, bến cóc" quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình dường như vẫn chưa thể bị xóa bỏ. Thực tế, hiện nhiều doanh nghiệp vận tải sử dụng nhiều chiêu trò rất tinh vi để cố tình lách luật. Ví dụ như các doanh nghiệp ký hợp đồng vận chuyển hành khách với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành (hoặc tự thành lập) để nhận đặt chỗ, gom khách, gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Thậm chí, có doanh nghiệp sử dụng phù hiệu xe khách tuyến cố định làm giả… qua mắt cơ quan chức năng.
Khó khăn nhưng không phải không có cách giải quyết, theo các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông vận tải, cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý và điều hành hoạt động vận tải, giám sát các hành vi vi phạm để có biện pháp xử lý kịp thời. Quan trọng nhất là phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, lực lượng, địa phương liên quan, trong đó, chính quyền địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Thực tế việc quản lý, ngăn ngừa, xử lý vi phạm trên các tuyến đường trọng điểm hay việc xóa bỏ các bến, bãi trái phép; kiểm soát hoạt động của các văn phòng xe núp bóng hợp đồng, du lịch… chỉ có thể đạt hiệu quả cao nhất khi chính quyền địa phương chỉ đạo sát sao, đốc thúc lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt. Ngoài ra, về lâu dài, Hà Nội cần đầu tư và bố trí sắp xếp hợp lý, khoa học các bến xe khách liên tỉnh cũng như mạng lưới luồng tuyến vận tải, đảm bảo thuận tiện cho người dân tiếp cận. Bổ sung nhiều tuyến buýt kết nối từ bến xe tới các khu dân cư, trường học, bệnh viện... Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, Thành phố khác phát triển hệ thống xe buýt kế cận; phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối thẳng từ trung tâm đô thị và hay các khu du lịch đến cảng hàng không bằng xe ô tô…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34