Càng chung cư mới càng phải đảm bảo an toàn cháy nổ
Đảm bảo an toàn cháy nổ tại các cơ sở sản xuất Càng chung cư cao cấp, càng phải an toàn cháy nổ! |
Liên tiếp xảy ra hỏa hoạn
Khoảng 22h45 ngày 28/2, một vụ cháy đã xảy ra tại chung cư Gemek 2 trên địa bàn xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Vào thời điểm trên, tại hiện trường cho thấy, lửa đã bốc lên ở 2 tầng khác nhau tại tòa nhà thuộc chung cư trên khiến người dân hoang mang. Thông tin ban đầu, đám cháy phát ra phía ngoài ban công căn hộ tầng 22 chứa nhiều quần áo đang phơi, ngọn lửa bốc lên mạnh, cộng thêm gió tạt từ bên ngoài vào nên cháy lan lên căn hộ ở tầng 24. Vào thời điểm cháy, một số cư dân đã nhanh chóng bật hệ thống chữa cháy tòa nhà để dập lửa. Tại tầng xảy ra vụ cháy, khói bao trùm hành lang nhưng rất may nhiều người vẫn thoát hiểm an toàn. Bước đầu xác định, vụ cháy không gây thiệt hại về người. Nguyên nhân có thể do trẻ nhỏ chơi đùa đốt giấy gây ra vụ việc.
Phát triển chung cư cao tầng là một xu thế chung hiện nay, một trong những ưu tiên hàng đầu là phải an toàn cháy nổ. |
Trước đó 2 ngày, khoảng 5h20 ngày 26/2, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại căn hộ 1711, tòa R1 Chung cư Gamuda The One Residence, Khu đô thị Gamuda Gardens phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, có diện tích khoảng 65 m2. Theo Công an quận Hoàng Mai, đám cháy xuất phát tại phòng khách của căn hộ, khu vực để laptop đang cắm sạc pin trên ghế sofa nỉ. Thời điểm xảy ra hỏa hoạn, khói đen bốc lên ngùn ngụt và lan ra khắp căn hộ khiến 3 người trong gia đình bị mắc kẹt bên trong. Công an quận Hoàng Mai đã điều động một xe chữa cháy, một xe cứu nạn cứu hộ cùng lính cứu hỏa tới dập lửa, giải cứu người bị nạn kịp thời. Tại hiện trường, đám cháy làm hư hỏng một laptop, một phần bộ ghế sofa, các vật dụng khác bên trong phòng khách và ám khói tường căn hộ. Nguyên nhân ban đầu được cho là máy tính phát nổ khi đang cắm sạc.
Điều đang nói là nếu như trước kia, các sự cố liên quan đến cháy chung cư chủ yếu diễn ra tại các khu chung cư hạng trung vốn tồn tại nhiều vấn đề trong công tác phòng cháy chữa cháy được điểm danh hàng năm như tòa nhà HH Linh Đàm, khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, CT1 Usilk City, Hà Đông... thì giờ đây tại những chung cư cao cấp, công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cũng tồn tại nhiều vấn đề. Theo đó, khoảng 21h ngày 20/11/2021, một căn hộ ở tầng 15 tòa nhà T8, khu đô thị Times City, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, đã xảy ra cháy lớn. Vụ việc tuy không gây ra thương vong nhưng đã làm hư hại nhiều tài sản. Đáng lưu ý, vào thời điểm trên, chủ căn hộ đi vắng nên công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn, khiến người dân bất an.
Trước đó, chiều 4/7/2021, hàng trăm cư dân tại tòa R2B khu đô thị Royal City, quận Thanh Xuân, cũng đã phải di chuyển khỏi căn hộ của mình nhiều tiếng đồng hồ sau khi hệ thống báo cháy phát tín hiệu cảnh báo. Vụ cháy nhỏ không gây thiệt hại về mặt tài sản, mức nguy hiểm cũng chưa cao do đã được xử lý kịp thời nhưng để lại nhiều bài học về công tác phòng, chống cháy nổ tại khu chung cư cao tầng. Theo đó, sau khi xảy ra vụ cháy một số cư dân cho biết, thời điểm đám cháy xảy ra, còi báo động cháy của tòa nhà vang lên, nhiều cư dân nhầm tưởng tòa nhà đang diễn tập phòng cháy, chữa cháy nên vẫn chủ quan. Chỉ đến khi mùi khét và khói bắt theo hốc thang máy lan sang các tầng khác mọi người mới “tá hỏa” gọi nhau và tìm hiểu các thông tin liên quan qua các trang mạng xã hội của tòa nhà và tổng đài chung cư. “Lúc đấy, nghe tiếng còi báo cháy rồi tiếng kêu la của hàng xóm nhưng không ai nghe thấy tiếng loa cảnh báo cả. Trong khi đó, tại các tình huống diễn tập, Ban quản lý đều phát loa thông báo rất to cho người dân được biết. Đáng nói hơn trong vụ cháy này, khu vực thang thoát hiểm lại tràn ngập khói khiến việc di chuyển của người dân càng thêm khó khăn” - một cư dân cho hay.
Phòng hơn chống
Theo Đại tá Bùi Quang Việt - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an, với đặc điểm công năng đa dạng, thường xuyên tập trung đông người, chung cư cao tầng luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra, ý thức chấp hành quy định về phòng cháy, chữa cháy chưa tốt của người đứng đầu cơ sở, đơn vị quản lý vận hành chung cư cũng có thể làm tăng nguy cơ cháy.
Cháy nổ là nguy cơ tiềm ẩn ở tất cả mọi nơi. Bên cạnh những giải pháp đồng bộ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình của Bộ Xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 thì trách nhiệm của chủ đầu tư và ý thức của người dân trong công tác phòng cháy chữa cháy phải luôn đặt lên hàng đầu. Phải hạn chế nguy cơ và khi xảy ra cháy nổ và phải thật bình tĩnh để xử lý an toàn sự cố. |
Thực tế nhiều chung cư cao tầng có lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, nhưng công tác vận hành, bảo trì, bảo dưỡng còn mang tính hình thức. Vì vậy, tại nhiều công trình dù được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nhưng khi xảy ra sự cố lại không sử dụng được. Bên cạnh đó, kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống ứng phó với sự cố cháy nổ của người dân hạn chế, hầu hết thường hoảng loạn, mất bình tĩnh dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, hầu hết các chung cư hiện nay không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy. Trong đó, lỗi ở các chung cư mới thường gặp là không bảo đảm yêu cầu về lối thoát nạn.
Các chung cư cao tầng thường được bố trí nhiều hệ thống kỹ thuật như: Trạm biến áp, máy phát điện, hệ thống cấp thoát nước... Do đó, chỉ cần gặp sự cố hoặc sử dụng không đúng quy trình phòng cháy chữa cháy là có thể gây mất an toàn về phòng cháy chữa cháy. Chưa kể, hàng loạt chung cư hiện nay đã qua sử dụng nhiều năm, hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy được trang bị đã xuống cấp, không được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời hoặc chủ đầu tư đã bán hết các căn hộ, nên không quản lý, không có kinh phí cho hoạt động phòng cháy chữa cháy. Thực tế này khiến các phương án chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn, người dân không được phổ biến, hướng dẫn ứng phó thoát nạn thường xuyên khi có sự cố xảy ra...
Với tất cả các nguyên nhân nêu trên, nguy cơ cháy nổ ở chung cư cao tầng vẫn luôn hiện hữu. Trong khi đó, nếu xảy ra hoả hoạn thì hậu quả sẽ rất nặng nề. Chính vì vậy, công tác phòng cháy chữa cháy tại các khu chung cư, tập thể, nhà cao tầng ở Hà Nội phải luôn được chú trọng. Trong đó, để ngăn ngừa giặc lửa kịp thời, công tác diễn tập phương án chữa cháy là một trong những biện pháp cần làm thường xuyên hơn nữa nhằm phát huy hiệu quả tối đa vai trò của lực lượng chữa cháy tại chỗ, ngăn ngừa cháy lan, hạn chế hậu quả do cháy./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức tiền phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Thêm 2 thỏa thuận hợp tác phúc lợi cho nhân viên y tế
Hé lộ những con số “khủng” trước thềm ra quân đô thị trái tim CaraWorld
Bí thư Quận ủy Hoàng Mai khẳng định thời điểm hoàn thành đường Tam Trinh
Ông Trần Hồng Minh làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tin khác
Một số biện pháp để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy
Infographic 26/11/2024 17:10
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình
Phòng chống cháy nổ 26/11/2024 10:00
Cháy tầng 3 quán bar Titan, quận Hoàn Kiếm
Phòng chống cháy nổ 25/11/2024 10:37
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 23/11/2024 21:40
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 09:58
Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 00:53
Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức
Phòng chống cháy nổ 15/11/2024 18:03
Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024
Phòng chống cháy nổ 13/11/2024 07:37