Để công cuộc phòng, chống rác thải nhựa thực sự hiệu quả
Chung tay giảm ô nhiễm rác thải nhựa Bắt đầu từ những hành động nhỏ Cùng đẩy lùi rác thải nhựa |
Tiện nhưng... không lợi
Các đây khoảng 5 năm, hầu hết các siêu thị đều ưa chuộng túi ni lông, hộp nhựa sử dụng một lần. Sự nhẹ gọn, sạch sẽ, bền dai là những tính năng ưu việt của chất liệu này. Tuy nhiên, những hệ lụy từ rác thải nhựa đã nhanh chóng bộc lộ.
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, bên cạnh tiện ích thì túi ni lông, hộp nhựa sử dụng một lần sau khi sử dụng cũng bộc lộ những hạn chế.
Đốt bỏ rác thải nhựa khiến môi trường bị ô nhiễm. |
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ, sản phẩm nhựa sử dụng một lần tiềm ẩn nhiều nguy cơ và không có nhiều lợi ích. Điều quan trọng nhất là chất hóa học nằm trong nhựa rất nguy hiểm và dễ bị thôi nhiễm ra thực phẩm. Đặc biệt, túi ni lông, hộp nhựa sử dụng một lần được dùng để chứa thực phẩm nhiều dầu mỡ, dung môi hòa tan như dầu, muối, axit như dưa, cà muối, nước giải khát… sẽ trực tiếp gây hại cho cơ thể và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, rác thải nhựa tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người cùng các loài sinh vật khác. Ngay cả khi được chôn lấp lẫn vào đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước và dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài động, thực vật.
Trước những tác hại từ rác thải nhựa, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về giảm rác thải nhựa, tại Hà Nội để thay đổi nhận thức tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND (ngày 25/10/2020) về việc phòng, chống rác thải nhựa và túi ni lông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Trong đó, để hạn chế rác thải nhựa ở “nguồn” lớn nhất là hệ thống siêu thị, nhà hàng... Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục tuyên truyền đến các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố cam kết chung tay cùng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố giảm thiểu rác thải nhựa; đẩy mạnh hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng một lần…
Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đang dần được người dân hưởng ứng. |
Với sự vào cuộc quyết liệt, hiện hàng loạt các hệ thống siêu thị tại Hà Nội đã áp dụng bao gói rau bằng lá chuối tươi như một cách để bảo vệ môi trường. Cụ thể, chuỗi siêu thị Co.opmart, hệ thống siêu thị Big C… khi cân hàng để thanh toán, nhân viên sẽ dán giá thành lên thực phẩm hoặc sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường bằng bột ngô để gói sản phẩm nhằm nhất quán mục tiêu giảm thiểu túi ni lông.
Không chỉ tại các siêu thị, hiện ở hàng loạt các quán cà phê, nước giải khát, thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đã có những động thái mạnh mẽ trong việc giảm rác thải nhựa. Các quán đã thay thế việc sử dụng ống hút nhựa bằng các loại ống hút từ giấy, tre, kim loại... Đồng thời, thay cốc nhựa, túi ni lông bằng cốc giấy, túi giấy cho các khách hàng mua đồ mang đi.
“Chính khách hàng đã thay đổi chúng tôi nhất là khách hàng trẻ như học sinh, sinh viên. Khi đến cửa hàng, các bạn gọi đồ uống và hỏi là đựng trong cốc gì? Có người không dùng ống hút nhựa” - chị Nguyễn Huyền Thu, chủ quán cà phê trên đường Trần Đại Nghĩa (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ...
Quán cà phê của chị Thu phục vụ chủ yếu đối tượng là học sinh, sinh viên. Thời điểm chưa dịch bệnh, mỗi tháng quán sẽ dùng hết hơn 1.000 cốc nhựa và hơn 1.000 ống hút nhựa, chưa tính lượng túi ni lông bán mang về. Từ khi chuyển sang dùng cốc sứ, cốc thủy tinh, ống hút giấy… lượng rác giảm hẳn.
Nỗ lực giảm rác thải nhựa
Xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng nhanh là điều tất yếu. Những sản phẩm từ nhựa vừa rẻ, bền, đẹp, nhẹ, chống nước... đã trở nên không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu xu hướng tiêu dùng đúng đắn và mang lại nhiều lợi ích cho môi trường thì cần khuyến khích nhân rộng và phát triển. Ngược lại, xu hướng có hại thì cần có định hướng và hạn chế.
Các sản phẩm thân thiện với môi trường được sử dụng ngày một phổ biến. |
Tại Hà Nội, hiện, các cơ quan, công sở cũng tổ chức các hoạt động hạn chế sử dụng túi ni lông hoặc các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Trong các cuộc họp, hội nghị, đồ dùng bằng nhựa sử dụng một lần đã giảm dần. Thay vào đó là các sản phẩm từ thủy tinh, kim loại, gỗ... có thể sử dụng nhiều lần. Đây là hành động cụ thể thực hiện những quy định, văn bản chỉ đạo của Thành phố về việc giảm rác thải nhựa.
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, vấn đề đặt ra hiện nay là hệ thống thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa chưa đồng bộ. Thậm chí rác nhựa, xốp, không phải loại nào cũng có thể tái chế. Chỉ khi nào người dân nhận thức rõ ràng, khâu tái chế và phân loại rác thải trở nên phổ biến thì hoạt động biến rác thải thành tài nguyên mới đi vào chiều sâu...
Rõ ràng, để công cuộc phòng, chống rác thải nhựa thực sự hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp chính quyền, bản thân mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động thiết thực.
Cụ thể, thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường như giấy, tre, nứa, cói...
Đồng thời, người dân cần nỗ lực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa vào các mục đích khác mà không gây độc hại cho con người. Khi mua hàng nên mang theo làn, giỏ, túi hoặc sử dụng giấy, lá chuối, lá sen... để gói hàng.
Trong đất liền và cả môi trường biển, rác thải nhựa thường khó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường biển. |
Cùng đó, về phía cơ quan quản lý cũng rất cần đẩy mạnh việc tuyên truyền từ đó, giúp thay đổi thói quen của người dân trong việc thải bỏ rác thải nhựa ra môi trường. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng, để công ty môi trường thu gom và tiêu hủy theo quy định. Đặc biệt, phải sớm có những cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư cần thiết và phù hợp để doanh nghiệp mạnh dạn tham gia đầu tư vào tái chế rác thải, cơ chế pháp lý để xử lý các vi phạm.
Tại chương trình tập huấn với chủ đề: “Nâng cao năng lực truyền thông báo chí trong quản lý rác thải nhựa” do Báo Điện tử VTC News phối hợp với Ban Quản lý dự án về “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” tại Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức, ông Lưu Anh Đức - Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương”, tại Việt Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1746/QĐTTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đặt ra mục tiêu thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa. Trong đó, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Cụ thể hơn, đến năm 2030, hướng tới giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Môi trường 24/11/2024 06:07
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07