Giải pháp xử lý các công trình chưa nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy
Thực hiện mô hình thí điểm “Trường học an toàn phòng cháy, chữa cháy” Quận Ba Đình: Hiệu quả từ mô hình “Toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy” Càng chung cư cao cấp, càng phải an toàn cháy nổ! |
Theo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, qua rà soát, tính đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố có 2.878 công trình vi phạm quy định, chưa nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng, trong đó 492 công trình đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có hiệu lực; 2.386 công trình vi phạm quy định về PCCC hoạt động từ sau năm 2001 đến nay.
Các công trình tồn tại về PCCC điển hình như: Đường giao thông dẫn đến công trình nhỏ, hẹp không đảm bảo khả năng tiếp cận của xe chữa cháy, cá biệt có trường hợp không có đường cho xe chữa cháy; khoảng cách an toàn PCCC, bậc chịu lửa, số lượng, chủng loại buồng thang bộ thoát nạn… không đảm bảo, do đó, luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh cháy, nổ với tính chất phức tạp, khó lường, có thể gây cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản.
Lực lượng chức năng kiểm tra, ký cam kết với các trường hợp nhà ở kết hợp kinh doanh có nguy cơ cao về cháy nổ. |
Theo thống kê tình hình cháy từ năm 2016 đến nay, có 430 vụ cháy xảy ra đối với công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng (chiếm tỷ lệ 12,31%). Tuy tỷ lệ chiếm không cao, nhưng số vụ cháy thuộc nhóm đối tượng này đều là cháy lớn, cháy thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Xác định công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC là một trong những khâu quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về PCCC, lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt.
Đối với nhóm công trình không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực, Công an Thành phố đã tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết số 05 quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC.
Sau 3 năm triển khai Nghị quyết, toàn Thành phố có 2.481 cơ sở thuộc đối tượng này, trong đó: 954 cơ sở đã khảo sát, lập hồ sơ khái toán, hồ sơ thiết kế cải tạo và bố trí kinh phí để thực hiện; 454 cơ sở đã triển khai thi công; 374 cơ sở đã hoàn thành và được nghiệm thu về PCCC; 35 cơ sở có dự án, kế hoạch di dời, xây mới.
Số công trình tồn tại chưa thực hiện chủ yếu là nhóm nhà chung cư, tập thể cũ, khoảng 1.500 cơ sở do đặc thù về kiến trúc, kết cấu cũ nên không thể cải tạo, khắc phục đầy đủ các yêu cầu về PCCC theo quy định hiện hành. Đối với loại hình này, Công an Thành phố chỉ đạo Công an các đơn vị báo cáo đề xuất UBND cấp huyện bố trí kinh phí trang bị các phương tiện báo cháy, chữa cháy thiết yếu và đặc biệt là phát động phong trào người dân mở lối ra thoát hiểm, thoát nạn khẩn cấp tại ban công, tầng tum, tầng mái.
Đối với nhóm công trình vi phạm quy định chưa nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng sau thời điểm năm 2001, lực lượng chức năng Công an Thành phố đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức mời các chủ đầu tư có công trình vi phạm, lãnh đạo chính quyền địa phương để họp, bàn thống nhất các biện pháp, giải pháp, cam kết tiến độ, lộ trình, thời gian thực hiện đối với từng công trình, từng lỗi vi phạm cần khắc phục.
Đối với các công trình khó có khả năng khắc phục do liên quan đến kết cấu, giao thông, khoảng cách giữa các công trình,...), hướng dẫn chủ đầu tư xây dựng luận chứng các giải pháp, biện pháp gửi Cục Cảnh sát PCCC&CNCH và Bộ Xây dựng để được xem xét, chấp thuận theo quy định.
Công an Thành phố kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, công khai danh tính chủ đầu tư và công trình vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với các chủ đầu tư cố tình vi phạm, chây ỳ không thực hiện,chuyển hồ sơ cơ quan Cảnh sát Điều tra để xem xét trách nhiệm hình sự…
Căn cứ chỉ đạo của Bộ Công an, Công an Thành phố đã tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 18/6/2021 về khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội; đây là kế hoạch thực hiện trong 5 năm (từ 2021 đến 2025) với mục tiêu: Không để phát sinh mới các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động; từng bước khắc phục, kéo giảm số công trình tồn tại vi phạm, không đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC&CNCH.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 23/11/2024 21:40
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 09:58
Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 00:53
Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức
Phòng chống cháy nổ 15/11/2024 18:03
Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học
Phòng chống cháy nổ 13/11/2024 16:24
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22