Phát triển sản phẩm OCOP phải dựa trên thế mạnh của các địa phương
Tham dự chương trình có ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường.
Ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. |
Báo cáo tóm tắt kết quả chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 cho thấy, trong những năm qua, chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, lãnh đạo các địa phương. Đặc biệt là vai trò của các Sở, ngành tham gia vào đánh giá, phân hạng sản phẩm.
Sau 3 năm triển khai, với sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân, đến nay đã có 59/63 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm. Trong đó 4.469 sản phẩm của 2.439 chủ thể đã được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (vượt 1,86 lần so với mục tiêu giai đoạn 2018-2020); 1,7% tổng số sản phẩm OCOP được đánh giá có tiềm năng 5 sao.
Các sản phẩm OCOP đã bám sát các yêu cầu của chương trình, phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm đặc sắc, truyền thống, chất lượng, truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý; được các doanh nghiệp phân phối và thị trường chấp nhận, hình thành xu hướng ưu tiên trong phân phối sản phẩm OCOP.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị. |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau gần 3 năm triển khai thực hiện chương trình, tất cả mục tiêu của chương trình đều vượt chỉ tiêu, tạo ra bước đột phá về sản xuất hàng hóa, kinh tế nông thôn.
Đặc biệt, sản phẩm OCOP bước đầu đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa phương, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Các địa phương đã thấy được lợi thế, cơ hội để phát huy và khai thác giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Chương trình OCOP cũng góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, đặc biệt là của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong quá trình triển khai chương trình OCOP. Bên cạnh đó, đồng chí Trịnh Đình Dũng cũng đề cao sự trách nghiệm của các tổ chức kinh tế và người dân đã đưa đến những thành tựu trong chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 7 tập thể có thành tích tiêu biểu trong triển khai chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020. |
Các tập thể, chủ thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong triển khai chương trình OCOP nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. |
Cùng với kết quả đạt được, chương trình OCOP vẫn tồn tại những hạn chế, thậm chí là thách thức, do đó, ông Trịnh Đình Dũng đề nghị thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tập trung khắc phục những khó khăn, hạn chế của chương trình.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ như: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, muộn nhất là 6/2021; tập trung phát triển 6 nhóm sản phẩm đã được xác định trong đó lưu ý đến sản phẩm có lợi thế đặc trưng của địa phương.
Các sản phẩm OCOP được trưng bày, giới thiệu bên lề hội nghị. |
Tập trung các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chế biến sâu; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá bài bản, tăng cường quản lý giám sát sản phẩm OCOP; từng bước định hướng nâng cao chất lượng tăng cường đổi mới sáng tạo, nhất là đối với sản phẩm OCOP đạt cấp độ quốc gia.
"Đặc biệt, trong quá trình triển khai chương trình OCOP tuyệt đối không làm theo phong trào mà phải dựa trên cơ sở cung – cầu, gắn với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của mỗi con người, địa phương và vùng miền"- ông Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Cũng trong khuôn khổ diễn ra hội nghị, 7 tập thể có thành tích tiêu biểu trong thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2018 – 2020 đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 98 tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vì có thành tích tiêu biểu trong thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32