Tìm giải pháp “hồi sức” cho các doanh nghiệp vận tải

(LĐTĐ) Dịch Covid-19 khiến vận tải là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Dễ thấy nhất là một số công nhân lao động…lâm vào cảnh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không lương. Để vực dậy ngành vận tải Thủ đô, các doanh nghiệp vận tải đang rất cần chính sách hỗ trợ về lãi vay, thuế, phí… cũng như quan tâm ưu tiên để người lao động trực tiếp trong lĩnh vực vận tải được tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Đề xuất phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” để đi xe buýt sẽ khó triển khai vào thực tế Cần có chính sách cơ cấu nợ cho doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Công đoàn sát cánh cùng người lao động tại doanh nghiệp vận tải vượt qua đại dịch Covid-19

Vận tải "thoi thóp" vì dịch Covid-19

Không có nguồn thu, nhưng vẫn phải gồng gánh các khoản thuế, phí, nợ ngân hàng, chăm lo cho đời sống lái xe, nhân viên… là tình trạng chung của các doanh nghiệp vận tải cả nước nói chung và vận tải Thủ đô nói riêng. Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2021 của Tổng cục Thống kê, tính chung 8 tháng năm 2021, vận tải hành khách đạt 1.926,7 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 18,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 28,4%) và luân chuyển 80,1 tỷ lượt khách/km, giảm 25,9% (cùng kỳ năm trước giảm 34,2%). Vận tải hàng hóa tháng 8 ước tính đạt 91,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 39,3% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 21,1 tỷ tấn/km, giảm 21,8%.

Tìm giải pháp “hồi sức” cho các doanh nghiệp vận tải
Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp vận tải của Thành phố gặp nhiều khó khăn, các phương tiện vận tải hành khách công cộng phải tạm ngưng hoạt động. Ảnh: Giang Nam

Tính chung 8 tháng năm 2021, vận tải hàng hóa đạt 1.069,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 6,7%) và luân chuyển 216,5 tỷ tấn/km, tăng 0,9% (cùng kỳ năm trước giảm 7,9%). Hoạt động vận tải bị ảnh hưởng, hệ lụy kéo theo là hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải sống “thoi thóp” và đứng trước nguy cơ phá sản.

Riêng trên địa bàn Hà Nội, tính ở các đơn vị hoạt động vận tải hành khách công cộng, theo thống kê của Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội, đã có khoảng 8.000 công nhân lái xe, nhân viên phục vụ trên 1.800 xe buýt ở 140 tuyến đã và đang chịu những ảnh hưởng từ dịch.

Riêng trên địa bàn Hà Nội, tính ở các đơn vị hoạt động vận tải hành khách công cộng, theo thống kê của Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội, đã có khoảng 8.000 công nhân lái xe, nhân viên phục vụ trên 1.800 xe buýt ở 140 tuyến đã và đang chịu những ảnh hưởng từ dịch. Tại Thủ đô, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cũng là một trong những doanh nghiệp vận tải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Được biết, từ năm 2020 đến nay, các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu của đơn vị như: Xe buýt, xe hợp đồng, khai thác bến xe, điểm đỗ… sụt giảm nghiêm trọng. Ảnh hưởng lớn nhất là lĩnh vực xe buýt, nhiều lái xe, nhân viên bán vé lâm vào cảnh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

Tại Thủ đô, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cũng là một trong những doanh nghiệp vận tải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Được biết, từ năm 2020 đến nay, các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu của đơn vị như: Xe buýt, xe hợp đồng, khai thác bến xe, điểm đỗ… sụt giảm nghiêm trọng. Ảnh hưởng lớn nhất là lĩnh vực xe buýt, nhiều lái xe, nhân viên bán vé lâm vào cảnh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

Xí nghiệp xe buýt 10/10 Hà Nội là ví dụ. Anh Phạm Xuân Sử - Lái xe tuyến buýt 92, Xí nghiệp xe buýt 10/10 Hà Nội cho biết, dịch bệnh kéo dài khiến ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và thu nhập gia đình anh. Theo anh Sử, không chỉ riêng trường hợp của anh mà Tổ buýt 92 gồm có 17 xe và 68 lao động cũng đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi Hà Nội thực hiện giãn cách để chống dịch, công việc lái xe buýt phải tạm ngưng, không có thu nhập, gia đình anh và các đồng nghiệp chỉ còn biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Công ty và gói hỗ trợ an sinh của Nhà nước.

Thông tin thêm về vấn đề này, ông Trần Xuân Lộc - Phó phòng Kế hoạch điều độ, Xí nghiệp xe buýt 10/10 Hà Nội cho biết, tổng số cán bộ, công nhân viên Xí nghiệp là 775 người với 182 đầu xe. Dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cán bộ, công nhân viên Xí nghiệp. Ngay từ những ngày đầu tháng 7/2021 trước tác động bởi dịch, Thành phố tổ chức giảm tần suất hoạt động của xe buýt. Theo chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch của Thành phố, từ ngày 24/7 thì xe buýt Thủ đô dừng toàn bộ hoạt động. Suốt từ thời điểm dừng hoạt động đến nay, tác động của dịch đến Xí nghiệp là công nhân, người lao động không có việc làm. Không có việc làm kéo theo không có thu nhập, điều này khiến đời sống nhiều lao động trong Xí nghiệp gặp muôn vàn khó khăn.

Tương tự, với các doanh nghiệp vận tải hành khách có phạm vi hoạt động liên tỉnh cũng đang lao đao vì xe phải nằm bãi, người lao động tạm ngưng việc do dịch bệnh kéo dài. Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Vận tải Hoàng Minh Dũng – Hãng Taxi 123 chia sẻ, đơn vị hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh vận tải, phạm vi hoạt động trên các địa bàn như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… bởi vậy dịch Covid-19 đã khiến doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể, doanh nghiệp có trên 200 lao động song gần như phải tạm ngưng hoạt động từ ngày 24/7. Bà Nguyễn Thị Thu Hương cũng chia sẻ, dù doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, song việc chia sẻ, hỗ trợ cho người lao động tại đơn vị vẫn cố gắng duy trì, đẩy mạnh. Doanh nghiệp vẫn bố trí hỗ trợ một phần lương cho người lao động để họ duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, về lâu dài nếu không có sự hỗ trợ trong chính sách của Nhà nước và đặc biệt là dịch Covid-19 sớm bị đẩy lùi thì Công ty rất khó cầm cự.

Cần các giải pháp tháo gỡ khó khăn

Theo tìm hiểu, trước dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, để chặn đứng nguồn lây, kịp thời khoanh vùng và xử lý mầm mống dịch bệnh, Hà Nội đã tiến hành tăng dần các cấp độ phòng chống dịch. Trong đó, mức ứng phó cao nhất là tổ chức giãn cách xã hội. Yêu cầu tạm dừng hoạt động đối với các đơn vị vận tải hành khách là không thể tránh khỏi. Trước vấn đề này, các doanh nghiệp cũng nghiêm túc chấp hành.

Tìm giải pháp “hồi sức” cho các doanh nghiệp vận tải
Sát cánh cùng người lao động vượt qua khó khăn, cùng với việc thực hiện các chế độ cho người lao động, vừa qua Công đoàn Transerco phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành phố trao hỗ trợ 1.200 suất quà “Túi An sinh Công đoàn”

Nhiều chủ doanh nghiệp vận tải chia sẻ, đây là việc làm rất cần thiết bởi sự an toàn của cộng đồng và chính bản thân các lái xe và gia đình của họ. Tuy nhiên, nhiều ngày phải nghỉ làm khiến đời sống lái xe khó khăn do thu nhập giảm hoặc không có thu nhập… Nhiều doanh nghiệp vận tải ngày càng lâm vào tình cảnh khó khăn, nhất là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải hàng khách phải đi vay lãi ngân hàng.

Dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường, các doanh nghiệp vận tải mong muốn để có thể sớm hoạt động trở lại cũng như giảm bớt khó khăn, Nhà nước cần có các chính sách liên quan đến việc hạ lãi suất cho vay, giảm tiền thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp từ nguồn vốn kích cầu kinh tế... Về phía Thành phố, Sở Giao thông - Vận tải sớm cụ thể hóa các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. Trong đó, phải có lộ trình, quy định cụ thể về tiêu chí phòng, chống dịch để doanh nghiệp vận tải hoạt động trở lại không bị động. Đặc biệt, cần sớm ưu tiên tiêm vắc xin cho những lao động trực tiếp liên quan đến vận tải…

Nhiều doanh nghiệp vận tải cũng mong muốn được các ngành chức năng hỗ trợ tín dụng, giảm các loại thuế phí, giảm bớt các “lực cản” để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay từ ngân hàng. Trước mắt, việc sớm tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 sẽ là động lực để người lao động “bám trụ” cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Với Hà Nội, được biết hiện Thành phố cũng đang tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương điều chỉnh chỉ tiêu sản lượng, doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2021 do nguyên nhân bất khả kháng, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Thành phố giao Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan liên quan đề xuất Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính xem xét tháo gỡ khó khăn liên quan đến chính sách lãi vay tại các tổ chức tín dụng; phí bảo trì đường bộ…

Về phía các doanh nghiệp vận tải dù gặp nhiều khó khăn song hiện cũng đang tích cực hỗ trợ người lao động, nỗ lực vượt qua dịch bệnh. Chẳng hạn, với Transerco, thời gian qua đơn vị tiếp tục triển khai nhiều giải pháp thực hiện phương án tổ chức sản xuất, phân công lao động và giải quyết chế độ cho người lao động trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội theo các văn bản chỉ đạo của thành phố Hà Nội.

Ngoài công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương hỗ trợ của Chính phủ, Thành phố tới toàn thể người lao động, đến nay Transerco đã hoàn thành hồ sơ cho người lao động thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động gửi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội và Bộ phận một cửa thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố nơi các đơn vị đóng trụ sở để giải quyết chế độ cho người lao động theo gói hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về thực hiện một số chính sách cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo tìm hiểu, do những ảnh hưởng từ dịch bệnh, Transerco đã phải thực hiện ký tạm hoãn hợp đồng lao động đối với 6.500 lao động.

Dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường, các doanh nghiệp vận tải mong muốn để có thể sớm hoạt động trở lại cũng như giảm bớt khó khăn, Nhà nước cần có các chính sách liên quan đến việc hạ lãi suất cho vay, giảm tiền thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp từ nguồn vốn kích cầu kinh tế... Về phía Thành phố, Sở Giao thông - Vận tải sớm cụ thể hóa các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. Trong đó, phải có lộ trình, quy định cụ thể về tiêu chí phòng, chống dịch để doanh nghiệp vận tải hoạt động trở lại không bị động. Đặc biệt, cần sớm ưu tiên tiêm vắc xin cho những lao động trực tiếp liên quan đến vận tải…

Cần thêm các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp

Để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội, Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội đã có nhiều kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành chỉ đạo hệ thống ngân hàng áp dụng các giải pháp hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp, như giảm từ 3% đến 5% lãi suất cho vay; cho vay mới để doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động khôi phục sản xuất, kinh doanh… Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cần nghiên cứu quy định cụ thể cho những lĩnh vực chịu tác động nặng nề, mức hỗ trợ cần cao hơn, các điều kiện cũng cần đơn giản hơn. Với các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thủ đô, các ban, ngành Thành phố cần xác định rõ đây là ngành cung cấp dịch vụ thiết yếu, “xương sống” của hệ thống vận tải hành khách của Thủ đô. Bởi vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho đội ngũ người lao động. Tiếp tục xem xét cho các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng được ngừng đóng bảo hiểm xã hội, miễn nộp phí bảo trì đường bộ đến hết năm 2021.

Thời gian tới, nếu Thành phố cho xe buýt hoạt động trong bối cảnh “bình thường mới” thì nên giảm bớt các yêu cầu để xe buýt phát huy hiệu quả tốt nhất. Chẳng hạn, thay vì lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, tại nhà chờ xe buýt nhanh và hành khách phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid”, có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ… thì chỉ cần người phục vụ xe đã được tiêm vắc xin, yêu cầu hành khách thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang. Nếu các “rào cản” với vận tải hành khách công cộng lớn sẽ gián tiếp tạo điều kiện cho các phương tiện cá nhân gia tăng, gây rối loạn, ách tắc giao thông.

(Ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội)

Duy trì quan hệ lao động hài hòa

Thời gian qua các đơn vị doanh nghiệp thuộc khối vận tải Thủ đô chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch. Ở góc độ tổ chức Công đoàn, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội đã đẩy mạnh thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động Thành phố về tổ chức trao hỗ trợ các túi an sinh Công đoàn cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Dịch Covid-19 hiện đang được Thành phố kiểm soát tốt, Hà Nội cũng đang từng bước khôi phục sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, thời gian tới, Công đoàn ngành sẽ tập trung vào công tác duy trì quan hệ lao động. Trong đó Công đoàn ngành sẽ hướng dẫn Công đoàn cơ sở phối hợp với chủ sử dụng lao động thực hiện và triển khai Nghị quyết 68 của Chính phủ cũng như vận dụng quỹ phúc lợi của cơ sở làm sao để đảm bảo hỗ trợ lương tối thiểu cho người lao động, thúc đẩy mối quan hệ lao động được hài hòa, ổn định.

(Ông Ngô Minh Hoàn - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội)

Mong được tiếp cận với các gói hỗ trợ

Trước tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tôi tạm ngưng việc từ ngày 24/7, trước đó bình quân hàng tháng trừ các khoản chi phí thì thu nhập của lái xe như tôi được khoảng 7 – 8 triệu/tháng. Tuy nhiên hiện chúng tôi chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Công ty và Nhà nước. Đang tạm ngưng hoạt động, không có công ăn việc làm và thu nhập, đời sống tôi và các anh em đồng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Rất mong Thành phố sớm tạo điều kiện triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ và Thành phố để chúng tôi vượt qua khó khăn.

(Anh Trần Ngọc Dũng -Lái xe thuộc Công ty Cổ phần Quản lý G7 Taxi)

Đinh Luyện (Lược ghi)

Giang Nam

Nên xem

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động